Cách Giúp Bạn Duy Trì Việc Theo Dõi Thói Quen

Tác giả chiconcota  |  Phát triển cá nhân  |  0 Comments | LAST UPDATE 25/03/2024

Bạn có biết rằng hành động quan trọng nhất giúp bạn có thể xây dựng thói quen mới là theo dõi thói quen không? (Theo Sách Atomic Habbit)

NHƯNG

Bản chất của việc theo dõi thói quen cũng là 1 THÓI QUEN. 

Đây có thể xem là thói quen cửa ngỏ Giúp bạn hình thành những thói quen tích cực trong tương lai.

Trong bài viết này, Mình sẽ đưa ra các phương pháp giúp bạn có thể xây dựng thói quen quan trọng này nhé. 

Nhưng đầu tiên chúng ta cần phải biết vì sao thói quen: "Theo dõi thói quen lại quan trọng".

Tại sao cần phải theo dõi thói quen.

Ai Đó Trên Internet

Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nhớ lại lý do khiến bạn bắt đầu

Nếu bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi trong quá trình theo dõi thói quen của bạn thì bạn vào lại bài viết này đọc lại 3 lý do vì sao việc theo dõi thói quen lại quan trọng nhé.

Bạn hãy bookmark lại bài viết này nhé!!

Việc theo dõi thói quen nhắc bạn thực hiện thói quen.

Khi bạn nhìn vào lịch và nhìn thấy chuỗi hành động của mình. Bạn sẽ được khuyến thích tiếp tục thực hiện thói quen.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người theo dõi tiến trình của họ đối với mục tiêu như giảm cân, cai thuốc lá đều có khả năng cải thiện hơn những người không theo dõi.

Một nhật ký thói quen là một cách đơn giản để ghi lại hành vi của bạn, và việc ghi lại hành vi có thể tạo ra các động lực để thay đổi.

Theo dõi thói quen cũng giúp bạn trung thực với bản thân mình hơn. Hầu như mọi người đề đề cao bản thân hơn thực tế.

Theo đo lường và theo dõi thói quen giúp bạn vượt qua sự mù quáng của chính mình về hành vi và nhận biết những gì đang diễn ra thực sự vào mỗi ngày. Khi bằng chứng đặt ngay trước mắt bạn, bạn ít có khả năng tự lừa dối mình.

Tạo động lực cho bạn hình thành thói quen

Một trong những điều mình học được trong quyển Atomic Habbit. Đó chính là:

Cảm giác kiểm soát được cuộc sống quan trong hơn bạn có được thành công cụ thể.

Sự Tiến Bộ là động lực mạnh mẽ nhất giúp bạn bạn tiếp tục hành động

Khi chúng ta nhận được tín hiệu rằng chúng ta đang tiến lên phía trước, chúng ta trở nên động lực hơn để tiếp tục con đường đó.

Việc theo dõi thói quen có tác dụng gây nghiện và tạo động lực. Mỗi chiến thắng nhỏ làm dấy lên khát vọng của bạn.

Vào những ngày tồi tệ. Khi bạn cảm thấy buồn chán, nản lòng dễ dàng quên đi toàn bộ tiến trình bạn đã đạt được. Hãy mở bảng theo dõi thói quen lên.

Việc theo dõi thói quen cung cấp bằng chứng rõ ràng về công việc khó khăn của bạn - một lời nhắc về những gì bạn đã làm được.

Ngoài ra, "những hình vuông trống" mà bạn nhìn thấy mỗi sáng có thể thúc đẩy bạn bắt đầu vì bạn không muốn phá vỡ chuỗi thành tựu của mình.

Trả thưởng chính chính mình ngay lập tức

Cuối cùn, việc theo dõi thói quen giúp bạn có cảm giác được phần thưởng.

Việc đánh 1 dấu tích xanh vào bảng theo dõi thói quen, sau khi bạn hoàn thành 1 bài viết, 1 buổi tập.. là cách nhanh nhất tạo ra cảm giác thoả mãn cho hành động đó.

Cảm khác thoả mãn, chiến thắng đó càng nhiều thì khả năng chịu đựng của bạn càng cao. (Vì các xây dựng các thói quen mới rất là mệt mỏi)

Việc có được cảm giác hành phúc trong quá trình xây dựng thói quen giúp bạn tập trung vào quá trình hơn là kết quả.

Bạn sẽ ít tập trung vào 1 cái bụng có 6 múi, mà bạn sẽ cố gắng duy trì chuối chiến thắng. Qua đó vô tình bạn có được 1 cái bụng 6 múi lúc nào không hay.

Dãi theo dõi thói quen

Vượt rào cản trong việc theo dõi thói quen

Để thực hiện trơn tru được việc theo dõi thói quen mình nghĩ việc đầu tiên là loại bỏ các rào cản tiềm tảng có thể sảy ra trong quá trình theo dõi thói quen.

Dưới đây là bảng các rào cản tiềm tàng có thể gặp trong quá trình theo dõi thói quen.

Và các phương pháp cụ thể để ứng phó với các rào cản tiềm tàng này.

Thiếu động lực

Dừng từ bỏ việc theo dõi thói quen
  • Đọc lại mục 1.
  • Tối ưu hoá quá trình theo dõi thói quen, việc theo dõi thói quen càng đơn giản bạn càng dễ dàng duy trì thói quen đó
  • Giảm số lượng thói quen cần xây dựng.

Hay sử dụng phương pháp 2 danh sách của Warren Buffet. Chỉ xây dựng danh sách thói quen quan trọng nhất, còn lại thì để sau.

Quên.

Đây có thể là lý do phổ biến nhất khiên việc theo dõi thói quen bị bỏ lỡ.

Mẹo ở đây là bạn xắp xếp để bảng theo dõi thói quen ở nơi dễ nhìn thấy nhất.

Nếu bạn dùng App thì hay sử dụng widget, Ghim. 

Còn tracking bằng tay thì để nhật kí ở nới dễ nhìn thấy.

Thiếu thời gian.

Thời sinh viên mỗi lần mình theo dõi thói quen mình dùng 1 công cụ tên là nhật ký. Mỗi lần viết nhật kí mình mất 30 phút - 1 tiếng để việc lại các công việc trong ngày.

Mình viết được 3 tháng cái mình bỏ luôn, việc dùng nhật kí để theo dõi thói quen. Mất thời gian để theo dõi thói quen có thể giải quyết đơn giản như sau:

  • Sử dụng các công cụ có thể tự động hoá quy trình theo dõi thói quen
  • Đơn giản hoá quy trình theo dõi thói quen tới mức chỉ cần 1 dấu tích là xong.

Thiếu kiên nhẫn

Hãy kiến nhẫn khi theo dõi thói quen

Sẽ rất là nản nếu 20 - 30 ngày bạn thực hiện 1 thói quen nào đó nhưng kết quả mà bạn kì vọng vẫn chưa có được dúng không.

Bạn biết là kết quả có thể đế trong tương lại nhưng bạn vẫn bị thiếu kiên nhẫn. Đửng lo đây là 1 điều rất bình thường, mình có 1 đề xuất như sau:

Xây dựng bản Dashboard mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những nỗ lực và hy sinh của bạn - một lời nhắc về những gì bạn đã làm được.

Và cách con đường thành công còn bao lâu. Việc tạo 1 dashboard thực quan sinh động giúp bạn có cảm giác kiểm soát được nhưng cuộc sống của bạn.

Khi nào thì ngừng theo dõi thói quen.

Mục tiêu chính của việc theo dõi đó là hình thành 1 thói quen mới hoặc loại bỏ 1 thói quen cũ.

Vì thế khi thói quen được hình thành rồi chung ta nên loại bỏ thói quen đó ra khỏi bảng theo dõi. Vì 2 mục đích:

  • Tạo không gian trống để chúng ta xây dựng cho thói quen khác
  • Việc theo dõi lúc này không còn ý nghĩa nữa.

Vậy khi nào chúng ta biết là thói quen đã được hình thành rồi?

Bạn sẽ thấy có nhiều câu trả lời khác nhau: 21 ngày, 30 ngày, 100 ngày. Một câu trả lời phổ biến hiện tại là 66 ngày vì có một nghiên cứu cho thấy, trung bình mất 66 ngày để hình thành một thói quen.

Tuy nhiên, Theo mình khoảng thời gian mau hay lâu phụ thuộc nhiều vào độ khó của thói quen.

Có nhưng thói quen dễ dàng xây dựng như chạy bộ, khoảng 30 ngày là bạn sẽ quen với việc chay bộ (Kinh nghiệm cá nhân)

Có những thói quen xây dựng rất lâu ví dụ: viết blog, mình mất gần 3 năm để có thể chỉ cần nhìn vào hình thôi để ra chữ, giai đoạn đầu tập viết mình mất cả tiếng có khi chỉ viết được 10-20 chữ.

Câu trả lời đùng cho câu hỏi. "Mất bao lâu để theo dõi 1 thói quen?" Theo mình là:

"Tới khi nào bạn thực hiện hành động đó mà không cần phải nỗ lực nữa". Đọc bài viết nhóm 1%.

Công cụ giúp bạn theo dõi thói quen.

Để giúp bạn có thể dễ dàng theo dõi thói quen và xây dựng thói quen mình có tạo ra 1 công cụ tên là:

Notion Template Habit Tracker [Free Nhé].

Công cụ này của mình có các mục sau

  • Tầm Nhìn: Giúp bạn hình dung và thay đổi được hình ảnh tự thân, tạo ra động lực nội tại cho chính mình
  • Tự Động: Có thể lập kế hoạch theo dõi thói quen lặp đi lặp lại theo ngày, thàng, tuần...
  • Dashboard: Giúp bạn theo dõi đánh giá, review lại quá trình xây dựng thói quen để điều chỉnh.

Template này được thiết kế dựa nghiên cứu khoá học về thói quen + xắp xếp 1 cách logic để giúp bạn có thể:

  • Xây dựng thói quen 1 cách tự nhiên mà mất ít nỗ lưc nhất.
  • Tạo sự thuận tiện đơn gian trong việc theo dõi thói quen

Bạn có thể download template của mình tại đây: Notion template Habit tracker

Chúc bạn thành công.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Giỏ hàng
0
Mã Khuyến Mãi
Tổng

 
>