Cách Lên Top 1 Chỉ Với Google Webmaster Tools [Full Guild]

Tác giả chiconcota  |  Tăng Traffic  |  0 Comments | LAST UPDATE 25/03/2024

Đây là bí quyết mình dùng để đưa website lên top Google chỉ với Google Webmaster Tools.

Với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về cách tối ưu hóa website của mình, từ việc:

  • đăng ký
  • cài đặt
  • cho đến việc sử dụng các chức năng cơ bản
  • Hiểu rõ các tính năng nâng cao 
  • Tận dụng báo cáo và dữ liệu để tối ưu hóa trang web một cách hiệu quả.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước để tận dụng tối đa Google Webmaster Tools và đưa website của bạn lên top 1 trên Google.

Hãy bắt đầu hành trình tối ưu hóa website của bạn ngay hôm nay, bằng cách đọc tiếp

Google webmaster tools là gì?

Google Webmaster Tools là một công cụ mạnh mẽ được cung cấp miễn phí bởi google giúp tối ưu hóa website.

Tool này giúp bạn quản lý hiệu suất của trang web trên công cụ tìm kiếm hàng đầu này.

Google Webmaster Tools (GWT) là cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm của Google Search.

Bằng cách dùng search console bạn sẽ biết:

  • Hiệu suất hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm
  • Theo dõi sức khỏe của trang web và lỗi
  • Phân tích các chỉ số: tỷ lệ nhấp chuột (CTR), số lần hiển thị (Impressions) và số lần nhấp chuột (Clicks)
  • Theo dõi internal link và back link của trang web
  • Nhận báo cáo và Cải thiện tốc độ tải trang web
  • Nhận báo cáo về độ thân thiện với điện thoại di động và tối ưu hóa trải nghiệm di động

Với Google Webmaster Tools, bạn có thể biết google muốn gì và "nhìn thấy" về trang web của bạn từ đó tối ưu hóa để đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Đăng ký và Cài đặt Google Webmaster Tools

Hướng dẫn đăng ký tài khoản Google Webmaster Tools

Để bắt đầu sử dụng Google Webmaster Tools, bạn cần đăng ký. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách đăng ký:

  1. Truy cập trang chủ của Google Webmaster Tools: https://www.google.com/webmasters/tools
  2. Đăng nhập bằng tài khoản google. Nếu bạn chưa có tài khoản

Cách thêm và xác minh sự sở hữu của trang web

Để thêm và xác minh sự sở hữu của trang web trên Google Webmaster Tools, bạn có thể làm theo các bước sau:

Đăng kí webmaster tool
  1. Đăng nhập vào tài khoản Google Webmaster Tools của bạn.
  2. Nhấp vào nút "Thêm tài sản" trên giao diện chính.
  3. Trong hộp thoại "Thêm tài sản", nhập URL của trang web bạn muốn thêm và nhấp vào nút "Tiếp theo".
  4. Chọn phương pháp xác minh sự sở hữu. Google Webmaster Tools cung cấp nhiều phương pháp xác minh, bao gồm: thêm một thẻ HTML vào trang web, tải lên tệp HTML vào thư mục gốc của trang web, sử dụng Google Analytics (Khuyên dùng) hoặc Google tag manger (khuyên dùng).
  5. Theo hướng dẫn cụ thể cho phương pháp xác minh bạn đã chọn, hoàn thành quá trình xác minh sự sở hữu của trang web.
  6. Sau khi xác minh thành công, trang web của bạn sẽ được thêm vào tài khoản Google Webmaster Tools và bạn có thể bắt đầu sử dụng các tính năng và công cụ để tối ưu hóa trang web của mình.

Lưu ý: quá trình thêm và xác minh sự sở hữu của trang web có thể khác nhau tùy theo phương pháp và ngôn ngữ bạn sử dụng.

Hãy làm theo hướng dẫn cụ thể được cung cấp trong quá trình thêm và xác minh để đảm bảo thành công.

Setup web trước khi dùng webmaster tools

Sau khi bạn đã thêm và xác minh sự quyền sở hữu trang web trên Google Webmaster Tools.

Bạn nên có các setup cơ bản sau (Không thuộc webmaster tool) để tối ưu việc sử dụng phần mềm này.

Tối ưu hóa file robot.txt.

Robots.txt là một file đặc biệt mà bạn có thể cho phép hoặc cấm các con bot của google truy cập vào trang web của bạn.

File "Robot.txt" được lưu trên host, hoặc nếu bạn dùng các plugin như rankmath hay yoast seo, đều có phần cho bạn chỉnh sửa mục này

Tạo file sitemap

Sitemap là một tệp XML chứa danh sách các URL trên trang web của bạn. Nó giúp các con bot của google hiểu cấu trúc và nội dung của trang web.

Trong phần "Sitemap" của Google Webmaster Tools, bạn có thể gửi, kiểm tra và tối ưu hóa sitemap của mình để đảm bảo rằng các con bot của google có thể hiểu và xếp hạng trang web của bạn một cách tốt nhất.

Việc tạo sitemap rất đơn giản bạn có thể dùng rankmath hoặc yoast nếu bạn dùng wordpress.

Nếu bạn không dùng wordpress bạn dùng trang này tạo site map sau đó up lên hosting nhé https://www.xml-sitemaps.com/

Cải thiện tốc độ trang web

Tốc độ tải trang web có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

Trong phần "Tốc độ" của Google Webmaster Tools, bạn có thể kiểm tra tốc độ trang web của mình và nhận gợi ý cải thiện để tối ưu hóa tốc độ tải trang web. (Mình nghĩ dùng tool này thôi là dủ rồi)

Link took: Google speed insign

Điều hướng http --> https

Việc này rất là đơn gian nhưng rất là quan trọng, nếu bạn không làm thì google sẽ hiểu trang web http và https là khác nhau.

Để làm cách này bạn có thể dùng plugin: really simple ssl. nếu bạn dùng wordpress.

Hoặc yêu cầu bên nhà cung cấp hosting cài SSL cho bạn.

Chức năng Cơ bản của Google Webmaster Tools

Tổng quan giao diện

Giao diện của GWT được chia thành hai phần chính:

Giao diện google webmaster tools
  • Menu chính: Cung cấp các tùy chọn để quản lý trang web, xem báo cáo và sử dụng các tính năng.
  • Bảng điều khiển: Hiển thị thông tin và báo cáo

Menu chính của GWT

Menu chính của GWT bao gồm các tùy chọn sau (quan trọng thôi nhé):

  • Tài sản: Cung cấp danh sách tất cả trang web của bạn.
  • Cài đặt: Cho phép bạn quản lý tài khoản GWT
  • Hiệu suất: Hiển thị các báo cáo về hiệu suất website của bạn
  • Công cụ: Cung cấp các công cụ để giúp bạn tối ưu hóa website
  • Liên kết: Xem các website của bạn nhận backlink, và các liên kết nội bộ

Bảng báo cáo của webmaster tool

Bảng báo cáo của google webmaster tool hiển thị thông tin tổng quan về website và các báo cáo. Giao diện sẽ khác nhau phụ thuộc vào việc bạn đang ở menu nào nhé.

Đánh giá hiệu suất hiện thị trên google search

Bảng báo cáo này hiển thị thông tin về lưu lượng truy cập, vị trí tìm kiếm và các từ khóa mà website của bạn xếp hạng.

Giao diện báo cáo hiệu suất của google webmaster tool

Bảng báo cáo gồm.

  • Thứ hạng tìm kiếm: Thứ hạng tìm kiếm của website càng cao thì khả năng người dùng tìm thấy website của bạn càng lớn.
  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR): CTR càng cao thì khả năng người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm của website của bạn càng lớn.
  • Truy vấn: từ khóa được dùng để tìm kiếm
  • Lượt hiển thị: Số lần người dùng nhìn thấy trang web của bạn trên trang tìm kiếm của google
  • Lượt nhấp: Số lượt truy cập từ google vào trang của bạn.

Bạn có thể Lọc, tìm kiếm và sắp xếp ngay trên search console luôn

Bằng cách đánh giá hiệu suất hiển thị, bạn có thể xác định:

  • Những điểm mạnh
  • Điểm yếu của website

Từ đó tìm ra những cơ hội để cải thiện rank của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn và tăng doanh số.

Đảm bảo trang web của bạn luôn khỏe mạnh.

Luôn kiểm trang và nhận báo cáo lỗi là một quá trình quan trọng để đảm bảo website của bạn hoạt động bình thường và cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng.

Bằng cách kiểm tra tình trạng sức khỏe của trang web và nhật báo lỗi kịp thời, bạn có thể ngăn chặn các vấn đề nghiêm trọng xảy ra và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Các thông tin sau bạn có thể nhận được khi sử dụng google search console qua:

Xem sức khỏe của website với google search console
  • Mục thông báo
  • Khu vực lập chỉ mục
  • Ngoài ra bạn có thế truy cập vào  Báo cáo khám phá (tính năng mới). Để nhận báo cáo tổng quan hàng tháng

Nâng cao (Quan trọng).

Đây có thể là phần quan trong duy nhất mà bạn phải đọc trong bài viết này

Cách phân tích chỉ số trong google webmaster tools

Bạn có thể phân tích các chỉ số quan trọng như CTR, Impressions, và Clicks trong Google Webmaster Tools (GWT) bằng cách sử dụng báo cáo hiệu suất.

Báo cáo hiệu suất cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập, vị trí tìm kiếm và các từ khóa mà website của bạn xếp hạng.

Để xem báo cáo hiệu suất thì trong menu chính của google search console chọn báo cáo Hiệu suất.

Báo cáo hiệu suất sẽ hiển thị các chỉ số sau:

  • CTR: Tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào trang web của bạn của bạn sau khi thấy nó.
  • Impressions: Số lần trang web của bạn được hiển thị.
  • Clicks: Số lần người dùng nhấp vào trang web của bạn.
  • Vị trí: Ví trí mà website của bạn được sếp hạng theo truy vấn.

Bạn có thể phân tích các chỉ số này bằng cách so sánh chúng với nhau, so sánh chúng với các chiến dịch khác và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số.

So sánh các chỉ số với nhau

Bạn có thể so sánh CTR, Impressions, và Clicks với nhau để xem các chỉ số này thay đổi như thế nào theo thời gian.

Ví dụ, nếu bạn thấy rằng CTR của bạn đang giảm, bạn có thể cần điều chỉnh SEO meta của mình để thu hút sự chú ý của người dùng nhiều hơn.

So sánh các chỉ số với các truy vấn khác nhau

Bạn cũng có thể so sánh CTR, Impressions, và Clicks với các truy vấn khác để xem các chỉ số này tương quan như thế nào.

Ví dụ, nếu bạn thấy rằng lượt xem của một truy vấn cụ thể thấp hơn so với các truy vấn khác, bạn có thể cần điều chỉnh seo meta, hiểu cách người dung tiếp cận nội dung để cải thiện SEO.

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ số

Cuối cùng, bạn có thể tìm hiểu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến CTR, Impressions, và Clicks để bạn có thể điều chỉnh chiến dịch của mình.

Ví dụ, nếu bạn thấy rằng CTR của bạn thấp thì bạn thử thay meta description hoặc title thử.

Dưới đây là một số mẹo để phân tích các chỉ số quan trọng trong GWT:

  • Sử dụng bộ lọc: Bạn có thể sử dụng bộ lọc để xem dữ liệu cho một khoảng thời gian cụ thể, một nhóm từ khóa hoặc một vị trí cụ thể.
  • Tạo báo cáo tùy chỉnh: Bạn có thể tạo báo cáo tùy chỉnh để xem dữ liệu hiệu quả seo theo quốc gia hoặc traNG
  • Xuất dữ liệu: Bạn có thể xuất dữ liệu từ GWT để phân tích BẰNG excel cho nó tiện. 

Bằng cách phân tích các chỉ số quan trọng trong GWT, bạn có thể hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với trang web của bạn và điều chỉnh cách làm seo sao cho tốt hơn.

Liên kết (link) trong Google Webmaster tool

Liên kết (link) của trang web trong GWT là các liên kết đến trang web của bạn từ các trang web khác, Hoặc các liên kết nội bộ trong trang web.

Liên kết là một yếu tố quan trọng trong SEO, vì chúng giúp Googlebot hiểu rằng trang web của bạn là có đáng tin cậy và chuyên nghiệp hay không.

liên kết trong google webmaster tools

GWT cung cấp một số tính năng để giúp bạn quản lý và theo dõi các liên kết của trang web. Bạn có thể sử dụng các tính năng này để:

  • Xem danh sách các trang web liên kết đến trang web của bạn.
  • Xem số lượng liên kết đến trang web của bạn.
  • Archon text tới trang web của bạn.
  • Link nội bộ

Danh sách các trang web liên kết đến trang web của bạn

Bạn có thể xem danh sách các trang web liên kết đến trang web của bạn bằng cách sử dụng báo cáo Liên kết. Báo cáo liên kết sẽ hiển thị danh sách các trang web liên kết đến trang web của bạn, cùng với các thông tin sau:

  • Anchor: Text bọc link.
  • URL: URL của trang web liên kết.
  • Loại liên kết: Loại liên kết, chẳng hạn như liên kết nội bộ hoặc liên kết bên ngoài.

Việc quản lý liên kết của trang web có thể mang lại lợi ích là tăng mức độ tin cậy: Liên kết từ các trang web có chất lượng cao có thể giúp bạn xây dựng uy tín và mức độ tin cậy cho trang web của mình.

Lời khuyên để quản lý liên kết

Dưới đây là một số lời khuyên để quản lý liên kết của trang web:

  • Chất lượng quan trọng hơn số lượng: Thay vì tập trung vào việc xây dựng nhiều liên kết, hãy tập trung vào việc xây dựng các liên kết từ các trang web có chất lượng cao.
  • Tạo nội dung chất lượng cao: Nội dung chất lượng cao sẽ thu hút nhiều liên kết hơn từ các trang web khác.
  • Đi xin liên kết: Tham gia các cộng đồng trực tuyến và xây dựng mối quan hệ với các thành viên khác có thể giúp xin guest post khi cần.
  • Mua liên kết nếu cần: Việc có 1 link kết chất lượng rất quan trọng, vị thế nếu cần hãy mua 1 liên kết
  • Xây dựng các liên kết nội bộ: Liên kết nội bộ có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng tìm kiếm và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn đến các trang web quan trọng.

Hãy thường xuyên theo dõi việc đi và nhận link để quản lý uy tín của website của bạn trên google.

[Cực kì nâng cao, ít dùng] Tối ưu hóa trải nghiệm di động và tốc độ trang web

Ngoài 2 tính năng chính là báo cáo hiệu suất và liên kết. Google webmaster tool cùng cung cấp 2 công cụ mình cho là rất quan trọng đó là 

Trải nghiệm và AMP 

  • Trải nghiệm: Cung cấp thông tin về trải nghiệm người dùng
  • AMP: Cung cấp báo cáo về tính khả dụng cho di động.

Checklist tối ưu hóa Website

Khi bạn đã biết cách sử dụng google search console thì dười đây là checklist giúp bạn có thể được top cao google và duy trì sự thống trị đó.

Checklist tuy cơ bản nhưng mình nghĩ là bạn làm theo được hết đống này thôi cũng bở hơi tai

Các bước cụ thể để top 1 trên Google

  1. Nghiên cứu từ khóa
  2. Tối ưu hóa nội dung
  3. Xây dựng liên kết
  4. Tối ưu hóa trang web
  5. Tạo nội dung chia sẻ trên mạng xã hội để lấy traffic cho site
  6. Theo dõi và cải thiện

Những bước trên là những phương pháp cơ bản để đạt được thứ hạng top 1 trên Google. Tuy nhiên, quá trình tối ưu hóa trang web là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực.

Cách duy trì vị trí đầu trang 

  • Cập nhật nội dung vào bài viết cũ
  • Theo dõi từ khóa
  • Xây dựng liên kết chất lượng
  • Tối ưu hóa trang web
  • Giữ liên tục đăng bài
  • Theo dõi và đánh giá

Bằng cách tuân thủ các bước trên và tiếp tục nỗ lực, bạn có thể duy trì vị trí đầu trang và cải thiện sự hiển thị trang web của mình trên Google Search.

Tóm lại

Việc thành thạo Google search console là bước đầu và cũng là bắt buộc để có thể làm seo.

Hy vong thông qua bài viết bạn đã:

  • Hiểu được webmastertool là gì?
  • Có cái nhìn tổng quan về phần mềm này
  • Biết được những tính năng quan trọng của webmaster tools giúp bạn có thể làm seo tốt hơn.
  • Có được checklist cụ thể để làm seo.

Cuối cùng chúc bạn thành công. Khi làm seo nhé.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>