Chắc lâu về trước có bức hình về 1 em bé không được nhận bằng khen, giữa 1 lớp ai cũng có bằng khen. Hiển nhiên em là người nổi nhất lớp rồi. Ai cũng bảo là EM sau này sẽ làm sếp còn các bạn còn lại sẽ làm cu li. Mình nghe mà mắc cười.
Mình là người có suy nghĩ cực đoan thuần túy và đi ngược với dư luận. Lúc đó mà đưa ra ý kiến thì có lẽ sẽ bị chửi như chó, nên nay khi việc đó lắng lại mình xin phép đưa 1 vài ý kiến trái chiều. Mình mong mọi người đón nhận.
Chủ nghĩa anh hùng cực đoan
Thế giới được vận hành bởi những câu truyện. Nhỏ chúng ta nghe về tấm cám, lớn chúng ta có super man, già thì có bill gate…. Chúng ta thích cô tấm bị mất cha, chúng ta thích Bill gate bỏ trường đại học, chúng ta thích super man lưu lạc tại 1 hành tinh xa lạ và bị 1 cục đá màu xanh lè làm cho suy yếu.
Chúng thích Nobi Nobita nhưng thử hỏi có ai nhớ tên bạn này Dekisugi Hidetoshi. Chúng ta thích những kẻ yếu và muốn bảo vệ họ đó là điều bình thường. Nhưng bảo vệ kẻ yếu và dung túng người lười biếng là 2 phạm trù khác nhau. Trước khi đi sâu vào phân tích vấn đề này mình sẽ kể 1 câu truyện khác về nhóm 1%.
Nhóm những người thành công mà không cần cố gắng.
Nhóm 1% thành công đến 1 cách tự nhiên
Hồi mình làm ở thư viện trường khoa học tự nhiên mình. Mình có cơ hội được làm quen với rất nhiều người. Và vì thế mình có quen được với 1 nhóm người mà mình tự gọi họ với cái tên “nhóm 1%”. Những con người cực ít trong xã hội, họ thành công rực rở trong chuyện học tập ngay cả khi họ không hề đam mê với nghành học của họ.
Họ là những học sinh sinh viên ưu tú top 1 của trường mình. Họ học giỏi một cách tự nhiên, thường những bạn này xuất thân là học sinh giỏi của các trường chuyên có tiếng trong cả nước. Họ là học sinh giỏi 12 năm liên tiếp, cũng là học sinh giỏi 4 năm đại học, tốt nghiệp loại giỏi cấp đại học. Đa phần trở thành thủ khoa của trường.
Khi tiếp xúc với họ mình nhận thấy 1 điều cực kì thú vị đó chính là trên con đường trở thành con ngươi top 1 của 1 nhóm hay tổ chức xã hội nào đó. Mình nhận thấy họ không hề có vẻ như là mệt mỏi hay tỏ ra 1 chút cố gắng nào cả. Mọi thành công đến với họ 1 cách rất tự nhiên, ngay cả khi họ học môn học mà họ không thích, thì họ cũng dễ dàng qua môn và đạt được điểm cao ở những môn học ấy.
Bản thân những con người này chính là sự phi lý của xã hội.
Thế tại sao lại có chuyện này sảy ra? Tại sao nhưng con người có vẻ chẳng cố gắng gì hết kia lại đạt được những thành tựu vĩ đại?
Còn những con người đổ mồ hôi sôi nước mắt còn lại, dù cố gắng đến đâu thì kết quả cũng không như mong muốn, nếu không nói là thất bại?
Nhóm 1% này có xứng đáng có những thứ mà họ đang có hay không?
Câu trả lời của mình là có. Và lý do chính là.
Vấn đề của điểm xuất phát
Mozart tiếp xúc với âm nhạc năm ông 10 tuổi, Bill gate tiếp xức với máy tinh năm ông 12 tuổi, và điều đó cũng diễn ra tương tự với rất nhiều vĩ nhân khác.
Bằng cách này hay cách khác họ bắt đầu trước chúng ta từ rất lâu. Tôi có niềm tin sắt đá là nhóm 1% cũng chỉ là những người bình thường như tất cả mọi người chúng ta ở đây. Họ thành công hơn đơn giản họ bắt đầu sớm hơn.
Tuổi tác của 1 người không nói lên mức độ trưởng thành của 1 người. Nó chỉ là lấy số năm hiện tại trừ đi năm mình được sinh ra. Nó cũng là 1 con số.
Nhóm 1% bây giờ nhìn họ có vẻ không cố gắng gì cả không phải bời vì họ không hề cố gắng. Đơn giản là họ cố gắng trước chúng ta rất lâu rồi. Một thử thách đến với chúng ta, ta xem điều đó là mới là khó khăn. Thì với họ bài tập đó đã được họ giải quyết từ lâu lắm rồi.
Ta có thể thấy rất nhiều người giải quyết được 1 khối lượng công việc cực lớn, và độ khó rất cao mà tinh thân lúc nào cũng thoải mái. Chúng ta gọi nhóm người đó là người có hiệu suất cao. Bạn có biết là những việc cực lớn và khó với bạn, lài vô cùng đơn giản đối với họ không?
Và đây mới là điều thú vị nhất: Bài tập của cuộc đời xuất hiện càng sớm thì lại càng dễ giải quyết. Và mang lại lợi thế càng cao.
Đây là 1 câu truyện khá là cơ bản. Người ta vẫn gọi là hiệu ứng Matthêu
Có thì được cho thêm còn không có thì sẽ mất luôn những gì đang có.
Những đứa trẻ 1% họ cố gắng từ nhỏ, vì thế được thấy cô ưu ái hướng dẫn tận tình hơn, dễ dàng được vào trường chuyên hơn, khi vào trường chuyên rồi, thì được tiếp xúc với nền giáo dục tiên tiến hơn, dễ dàng học giỏi hơn. Cái thói quen và tính cách ấy sẽ ảnh hưởng mãi cho tới mãi về sau. Ngay cả khi không còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tất cả những điều tuyệt với ấy chỉ bắt đầu với những nổ lực ban đầu khi còn là học sinh. Chúng ta gọi đây là hiệu ứng cánh bướm hay còn được gọi là quả bóng tuyết.
Sớm hay muộn gì cũng phải cố gắng? tại sao bạn không cố gắng ngay từ đầu.
Chúng ta thích những câu truyện hay nhưng thiếu thực tế
Những vị anh hùng thì khá là lớn tuổi ít nhất cũng 18 tuổi trở lên. Có lẻ đó là độ tuổi mà 1 người bình thường bắt đầu lập nghiệp và chúng ta cũng thường căn cứ vào mốc thời gian đó để đánh giá nổ lực của một người.
Vì thế chúng ta dễ dàng bỏ qua những nổ lực ngay từ lúc nhỏ của họ, Thời điểm mà họ còn học lớp 1 lớp 2, được bảo bọc bởi nhà trướng và cha mẹ. Tới khi họ lớn lên và thành công chúng ta lại hay gom đủa cả nắm. Có thành công là do bố mẹ nó giàu. Nó giàu trong trứng nước có gì mà đáng khen.
Thức tế là có giàu trong trứng nước thì cũng phải đi học chứ nhỉ. Ai cũng thích học sinh nghèo hiếu học, còn học sinh giàu học giỏi, thì cũng phải cố gắng thì mới học giỏi được chứ nhỉ? Làm như để học được giỏi nó dễ lắm.
Câu truyện về những anh hùng trở nên hay vì chúng bắt đầu quá trễ. Nêu mọi câu chuyển của những con người thành công đều phải bắt đầu từ lúc nằm trong bụng mẹ. Ta sẽ có 1 nhóm rất lớn những kẻ lười nhác, không hề cố gắng từ nhỏ (nhóm những đứa trẻ hư) tới vị thành niên rồi mới bắt đầu cô gắng thì lúc đó đã không bằng bạn bằng bè. Gồng mình lên để chạy thật nhanh và sau đó tự mãng về nổ lực của mình. Trong khi đó lại không hề nhận thức được sự lười biếng trong quá khứ.
Tóm lại câu truyện thực thế mà mọi người cần phải kể là
Có bao nhiêu đứa học dốt mà sau này thành công. Kiếm được nhiều tiền, có công việc đang mong ước. Và giúp ít được cho xã hội??????
Tôi tin là đám đó có. Nhưng ít hơn những con đứa học giỏi.
Tự vấn
Câu hỏi cuối cùng là nêu bạn có con thì bạn muốn con bạn học giỏi hay học dốt?
Bằng khen không chỉ thể hiện năng lực của 1 đứa trẻ mà nó còn thế hiện sự nỗ lực của đứa trẻ đó. Bạn rẻ rúng cái bằng khen, tức là bạn cũng chối bỏ toàn bộ nổ lực của em nhỏ đó. Và nếu như có được bằng khen mà không được công nhận thì nổ lực để làm gì nữa?