Bàn Về Ngành Công Tác Xã Hội Theo Cảm Nhận Của Riêng Mình

Tác giả chiconcota  |  Truyện Phiếm  |  0 Comments | LAST UPDATE 11/11/2022

Trong 1 bài viết trên website của mình, mình có nói về từ thiện và những vệt đen của nó. Khoảng thời gian gần đây mình bắt đầu nghiên cứu 1 cách nghiêm túc về từ thiện và công tác xã hội.

Mình mới nhận thấy là trăn trở về từ thiện của mình cũng là những trăn trở của người khác.

Vì thế hôm nay. Mình viết bài này để tổng hợp lại những điều mình nghiên cứu được trong thời gian qua.

Bài viết này mình viết dựa trên những gì mình tổng hợp được và cảm nhân cá nhân. Nên các yếu tố học thuật trong bài viết này sẽ có phần thiếu sót

Đầu tiên là định nghĩa về công tác xã hội

Công tác xã hội là gì?

Theo những gì mình tìm hiểu tiền thân của khái niệm công tác xã hội vốn là từ thiện hay còn gọi là thiện nguyện.

Nhưng trong bài viết trước việc làm từ thiện không thực sự không mang lại hiệu quả.

Mình xin tóm tắt những khuyết điểm mà các hoạt động thiện nguyện:

  • Không giải quyết được triệt để vấn đề của người được nhận.
  • Không tối ưu hóa được hết hiệu quả đầu tư dành cho các hoạt động từ thiện.
  • Các hoạt động từ thiện đôi khi ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn tích cực.

Vì thế người ta nghĩ ra khái niệm công tác xã hội để giải quyết triệt để các vấn đề xã hội. Nên có thể nói CTXH là 1 bước nâng cấp của khái niệm từ thiện xưa cũ và không còn hiệu quả nữa.

Chú ý: Trong hoạt động công tác xã hội vẫn có những hoạt động từ thiện nha mọi người, chứ không hề loại bỏ cũng không phủ định những hoạt động từ thiện. Nó chỉ là 1 bước nâng cấp từ thiện mà thôi.

Sự khác nhau cơ bản của từ thiện và công tác xã hội

Dưới đây là những điểm khác biệt giữa 2 khái niệm này (theo suy nghĩ của mình)

Điểm thứ nhất là từ xuất phát điểm

Nếu như các hoạt động từ thiện xuất phát nhiều từ nhu cầu giúp đỡ người khác của người cho. Thì các hoạt động công tác xa hội lại xuất phát từ nhu cầu và vấn đề của người nhận.

Ý mình không nói là người làm công tác xã hội không có nhu cầu giúp đỡ người khác mà là nhu cầu của người được nhận phải được đặt trên nhu cầu cho đi của người làm từ thiện.

Vì sự khác nhau cơ bản này.

Nên tạo ra 1 khác biệt rất lớn trong bước thực hiện là nghiên cứu chính xác được nhu cầu thực tế của người được nhận. Để tránh tính trạng cho thứ người khác không cần.

Điểm thứ 2 là tính bền vững 

Các hoạt động từ thiện thì thường bộc phát và không kéo dài. Còn các hoạt động công tác xã hội lại tập trung vào tính bền vững.

Bền vững tức là nó phải có 2 yếu tố sau:

  • Duy trì
  • Phát triển

Vì 2 sự khác nhau cơ bản này mà nó đẻ ra những khái niệm sau đây. Thứ nhất là chức năng

Chức năng của công tác xã hội

Trước khi nói về 4 chức năng của ngành công tác xã hội. Mình sẽ nói những hoạt động chủ yếu của ngành trước để tránh tình trạng bỏ qua những ý quan trọng.

Các hoạt động của nghề ctxh gồm:

  • Phát hiện các vấn đề xã hội
  • Xác định nhu cầu thực của người nhận (Mình nhắc lại là nhu cầu thực) 
  • Lên phương án giải quyết vấn đề.

Tiếp theo mình sẽ bàn những chức năng của hoạt động công tác xã hội:

  • Chức năng phòng ngừa: Tức là xác định những vấn đề xã hội có tiềm năng xảy ra để phòng ngừa từ xa. ví dụ về những vấn đề biến đổi khí hậu.
  • Chức năng chữa trị: Xác định những vấn đề hiện tại đang có đối với người nhận. Người làm ctxh có nhiệm vụ chữa trị những vấn đề đó.
  • Chức năng phục hồi: Tìm những người mất đi chức năng xã hội. Phục hồi các chức năng xã hội để họ có thể hòa nhập với xã hội.
  • Chức năng phát triển: Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên tự lập trong cuộc sống

Yếu tố bền vững trong các hoạt động công tác xã hội

Khác với các hoạt động từ thiện đa phần là các quỹ tài chính là từ hoạt động khuyên góp. Vì tính tự phát và nhất thời nên việc từ thiện diễn ra trong 1 khoản thời gian ngắn.

Trong khi đó các hoạt động công tác xã hội thì phải diễn ra trong 1 khoản thời gian rất rất lâu (các vấn đề xã hội cần rất nhiêu thời gian để giải quyết).

Vì thế các tổ chức công tác xã hội thường phải được duy trì trong 1 khoản thời gian dài, không những thế thì nó còn phải phát triển trong cộng đồng.

Để đáp ứng các nhu cầu đó thì các tổ chức công tác xã hội được xây dựng và tổ chức bài bản. Có nhân viên, giám đốc hẳn hoi, có cán bộ, phòng bạn từ sản phẩm cho tới marketing.

Người trong tổ chức công tác xã hội được trả lương cho công sức họ bỏ ra.

Những tổ chức này thường được gọi tên là: Phi lợi nhuận, doanh nghiệp xã hội.....

Mọi người có thể tham khảo các tổ chức này tại các đường link sau:

Trung tâm phát triển công đồng Lin

Website tổng hợp những tổ chức phi lợi nhận ở việt nam

"Cho" làm sao cho đúng

Việc cho và nhận trong các hoạt động xã hội luôn là điều mình trăn trở trong nhiều năm nay. Mình luôn suy nghĩ về tính đúng sai của hoạt động từ thiện.

Gần đây khi mình thực sự nghiêm túc trong việc này mình mới nhận ra.

Chúng ta không cần quá cầu toàn trong việc đưa ra các quyết định vốn không phải là chuyên môn của mình.

Thay vì bỏ thời gian ra đau đầu suy nghĩ về việc cho đi của mình là đúng hay sai. Vì cơ bản mình không đủ chuyên môn và cũng không đủ tâm huyết để đi sâu vào việc đó.

Mình quyết định sẽ đưa tiền cho chuyên gia để họ làm việc đó thay mình cho nhanh.

Và mình tin trong lĩnh vực CTXH họ giỏi hơn mình rất là nhiều, họ có thể sử dụng đồng tiền của mình tới mức tối đa cao nhất có thể.

Mình đạt niềm tin của mình vào các chuyên gia


Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>