Skip toán kỹ thuật quan trọng khi đọc tài liệu khoa học.

Tác giả chiconcota  |  Truyện Phiếm  |  0 Comments | 14/03/2024

Tại sao nên Skip Toán khi đọc các bài báo khoa học

Phải thật là lâu sau khi rời khỏi trường đại học mình mới hiểu được tầm quan trọng của việc skip toán trong việc đọc hiểu các tài liệu khoa học

Ngạc nhiên thay điểm khác biệt giữa khoa học và các thể loại tiểu thuyết ảo tưởng lại nằm ở toán học và các con số.

Và người làm khoa học thì lại cực kì tự hào về toán, bởi vì chính toán đã giúp cho 1 lý thuyết vô định trở nên tất định. Và thói quen của các sinh viên khoa học là cố gắng chứng minh lại các công thức toán học trong các tài liệu khoa học, Hoặc ý nhất là họ muốn hiểu cách làm sao mà các công thức này được hình hành.

Nhưng (1 chữ nhưng rất to)

Thói quen sa đà vào toán của các sinh viên khoa học lại khiến cho việc đọc hiểu 1 tài liệu khoa học trở nên 1 cực hình.

Thậm chí việc sa đa vào việc chứng mình tính đúng đắn của 1 công thức trong sách khiến cho các sinh viên quên hẵn luôn ý nghĩa của những gì họ đang đọc.

Bằng chứng rất rõ ràng là khi nhiều sinh viên tính toán tích phân, đạo hàm, ma trận rất kinh. Nhưng khi hỏi ý nghĩa của các phép toán đó là gì, thậm chí tại sao trong tình huống đó người ta dùng phép toán đó? Họ không trả lời được.

Họ biết how và what nhưng lại không hiểu về Why.

“Tạm gọi là tập trung vào tiểu tiết bỏ quên đại cảnh.”

Nhà vật lý lý thuyết Richard Feynman (1 trong những nhà vật lý mà mình rất ngưỡng mộ) trong quyển “chuyện thật như đùa” có đề cập tới tình trạng này ở các sinh viên của ông, khi ông giải dạy ở Brazil.

Các sinh viên của ông biết về khái niệm, giỏi về cách tính toán, nhưng lại hoàn toàn không hiểu về chính khải niệm này và liên hệ thực tế giữa chúng.

Why (Tại sao) và what for (Để làm gì).

Các sinh viên đọc như 1 cái máy mà không hoàn toàn không hiểu ý nghĩa đằng sau của khái niệm đó và tính ứng dụng của nó.

Lý do chính của việc này theo kinh nghiệm của mình đó chính là sa đà vào toán.

Nếu bạn đọc 1 tài liệu khoa học theo kiểu đọc word by word, thì ít nhất sau khi rời 1 chương, bạn cũng phải hiểu được những ý nghĩa chủ đạo và quan trọng nhất của chương đó.

Hoặc ít nhất cũng phải biết tác giả viết ra những nội dung đó để làm gì?

Tóm lại dưới đây là vài bước (theo kinh nghiệm cá nhân của mình) sẽ giúp bạn đọc 1 tài liệu khoa học nhanh hơn và hiệu quả hơn.

  1. Đọc lướt đề mục, chọn đọc cái bạn đang cần
  2. Skip toán
  3. Đọc các điểm chính có thể bao gồm:
    • Tiêu đề
    • Các kết luận
    • Các keywork
  4. Suy luận: hãy cố gắng hiểu và liên hệ những kết luận cùng ý tưởng vào thực tế. Nếu bạn đủ thông suốt thậm chỉ bạn có thể tạo ra các thí nghiệm tưởng tượng.
  5. Kiểm tra lại toán (Nếu cần) Đừng bao giờ đi tới bước này nếu bạn chưa hoàn thành 4 bước kia.

Thực tế là ngày nay mình ko đi theo con đường khoa học, nhưng vẫn còn giữ các thói quen đọc các tài liệu khoa học (sở thích cá nhân thôi). Việc skip toán thực giúp mình rất nhiều trong việc đọc và hiểu những tài liệu này.

Hy vọng giúp ích được cho các bạn sinh viên nào đó đang trên con được học và nghiên cứu khoa học.

ps:// Dù có yêu thích toán tới đâu cũng hãy để nó sau cùng nhé.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>