Nói nhảm về chúa trời, con người và google

Tác giả chiconcota  |  Truyện Phiếm  |  0 Comments | LAST UPDATE 13/12/2022

Những vị thần thánh xa xưa và thiên chúa của tôi

Đầu tiên chắc phải kể về mấy ông thần hy lạp, bời vì đơn giản mình mới đọc xong sử thi illiad, nếu có một danh xưng cho đám thần thánh thì thì chắc là “mấy ông thần mất dạy”. chẳng hiểu sao người cổ đại xa xưa lại có thể thời một loại thần tào lao như thế. Nghề duy nhất của mấy ông/bà thần này là chọc cho chúng nó đánh nhau chơi, xong ở trên núi ca múa nhảy hát rồi bình luận như đang xem một bộ phim bom tấn của hollywood. Có phải chăng sự xuất hiện của các vị thần này năm ở sự bất lực của con người. Bất lực ở đây không phải trong việc giải thích nguồn gốc của tự nhiên, mà là ở việc con người phải sống và phải cố gắng đề sống dù có muốn hay không.
Đám thần cổ đại xa xưa cũng giống như một điểm tựa tinh thần. Khi cuộc sống trở nên quá khó khăn thần thánh lại trở thành nơi để con người tìm đến van xin, để lấy lại động lực và tiếp tục sống. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, thì đó là bằng chứng hùng hồ cho sự tồn tại của các vị, nếu thất bại thì con người có thể đổ tội cho các thần, cho số mệnh. Tóm lại, các vị thần này được tạo ra như một công cụ giải trí của con người với mục đính là để độ tội, và che giấu sự bất lực của chính bản thân con người.
Chúa của tôi thì khác, chúa của tôi không rỗi hơi tới độ đi đâm trọt người khác như đám thần kia, chúa của tôi được định nghĩa là tình yêu với câu slogan kinh điển “thiên chúa là tình yêu”. Cùng với cuổn sách được lưu truyền ngàn đời, tái bản hơn hàng ngàn lần, dịch ra hàng trăm thứ tiếng, có ít nhất là tới 3 phiên bản với các tên rất kêu “kinh thánh”
Từng có một khoảng thời gian rất lâu chúa được định nghĩa như sau “chúa là đấng toàn năng mà con người không thể tưởng tượng nỗi”. Rõ ràng định nghĩa này có 2 sai lầm (1) làm gì có khái niệm không tưởng tượng nỗi, vô cùng còn có vô cùng +1 mà. (2) nói như thế có nghĩa là dù có tưởng tượng được hay không thì câu này cũng ngụ ý chúa là một sản phẩm của con người, phóng ra từ óc tưởng tượng. nghe nó có phi lý không! một sản phẩm của con người, mà lại có quyền phán xét chủ nhân của nó sao?
Sau này một định nghĩa khác được ưa chuộng hơn, được phát biểu đại thể thế này. Chúa là người tạo ra vạn vật vũ trụ, là căn nguyên cua tất cả mọi thứ, chúa phải là một đấng toàn năng và hoàn mỹ nhất, bằng chứng là vũ trụ và tự nhiên rất hoàn mỹ. không phải một đất tối cao hoàn mỹ thì làm sao có thể tạo ra một vụ trụ hoàn mỹ như thế này. Đọc thêm tôi là ai và nêu vậy thì bao nhiêu để biết thêm thông tin chi tiết.
Tôi thì vẫn thích khái niệm chúa trời là tinh yêu cơ, vì chúa cho con người quyền lựa chọn qua việc, bắt con trai của mình phải chịu chết. Rồi nói, ai mà giống con trai ta thì ta tha, còn không thì ta không tha được vì bọn bay là dòng dõi quân ăn cắp (ăn cắp trái cấm của chúa). Thế đúng một cái, thần linh từ công cụ đổ lỗi, nhằm che đậy sự bất lực trong cuộc sống nay lại biết thành động lực, một mục tiêu để phấn đấu, một chân lý cuộc sống, một mục đích của cuộc đời. Chúa trở thành tấm gương để noi theo.
(Ý phụ) Lời chúa là thành chân lý, ví như chúa mà bảo bạn về giết con bạn đi, mà bạn ngồi chả treo, lý sự, là coi như bạn không hiểu chuyện, không biết điều, là sống lỗi. Không tin đọc abraham thì biết! Cũng vì lẽ đó, tôi không hiểu sao phải ngăn cản người kết hôn đống tính. Nếu như kết hôn đồng tính là sai, thì chúa tạo ra người đồng tính để làm gì? Chúa đâu có rỗi hơi như vậy.

Thời kì chúa trời bị đem ra mổ sẻ và chủ nghĩa self-help lên ngôi.

Drawin khi xuất bản cuổn nguồn gốc các loài thì: tranh luận nổ ra, bằng chứng được mổ sẻ, kẻ chế diễu, người thán phục, kẻ muốn trồn sống ông, người lại muốn đào ông lên. Nhưng có một điều chắc chắn đó là chúa trời không còn là chúa trời trước đó nữa. Những con người hữu thần thì chẳng nói làm gì, chúng nó có tin không đó là quyền của chúng nó, vấn đề nằm ở nhữngcon người sống theo chủ nghĩa vô thần.
Ta sống để làm gì, mục đích cuộc đời ta được tạo nên để làm gì? Nếu như người có theo một tôn giáo nào đó thì còn có thể hiểu là sống để có được cuộc sống đời sau. Thế còn những kể vô thần không tin vào cuộc sống đời sau, không tin vào thiên chúa thì sao?
Sao tự nhiên bắt tao sống, sao tự nhiên tao đươc sinh ra, tự nhiên bắt tao chịu khổ. Chết là tao không chết được rồi đấy, tại tao sợ chết mà! Quan trọng hơn.Tại sao tao không phải là con chó, loài vật không cần kiểm soát cảm xúc, mà bắt tao làm con người, loài vật phải làm điều nó không muốn, bắt tao sống, bắt tao kiềm chế, yêu không dám nói, mắc tè không dám tiểu.
Bằng chứng là chỉ ở loài người mới tồn tại những loại công trình đặc thù giống loài, đó là nhà vệ sinh và thùng rác. Nếu như có bảo thùng rác là dấu hiệu của nên văn minh nhân loại thì cũng không sai. Nghỉ thấy cuôc đời chơi lầy ghê! Nhân vât lê-vin trong anakarenia thưc sự ám ảnh mình về điều này.
Điều thú vị nhất trong việc chúa trời bị cho ra rìa đó là:
  1. Chẳng cần bắt chức môt ai đó để vào môt nơi thưc sự chẳng tồn tại.
  2. Chẳng có bất kì môt ai điều khiển cuộc đời của ta
  3. Chẳng cần phải nghe lời ai, vì mấy nhân vật đó cũng chẳng tồn tại.

Ta sống để làm gì?

Để giải đáp câu hỏi sống để làm gì khi mà địa vị chúa trời bị lung lay. Thì một học thuyết, tư tưởng nỗi lên như một sự thay thế hoàn hảo. Sống là nghe theo tiếng gọi của trái tim. Với tư tưởng chủ đạo là con người có quyền lựa chọn cuộc đời mình một cách tự do, không cần phải vướn bận gì hết, hay làm điều mình thích, mình yêu, hay còn gọi là tự do ý chí. Nếu con tim bạn gọi bạn đi bụi thì hãy bỏ hết tất cả mà đi bụi.
Cuổn sách “nhà giả kim” là một tác phẩm kinh điển mang đậm nét tưng tưởng này. Không biết nó có phải kẻ khơi màu không, nhưng chắc chắc suốt mất trăm năm nay cùa lịch sử loài người thì “nhà giả kim” luôn là cuổn sách kinh điển mô tả một lối sống rất hiện sinh, rất nhân văn, rất con người. Đó là sống và nghe theo trái tim của mình.
Mình không có thù hằn gì với cuổn nhà giả kim, thậm chí mình còn rất thích cuổn sách đó, mình cho rằng nó nên được đưa vào chương trình sách giáo khoa, để trẻ em hình thành một ước mơ từ nhỏ. Mình là người điển hình nhất bị ảnh hưởng bởi cuổn sách đó, mình cảm thấy mình hơi bị giống nhân vật chính, ở cái khoản bỏ nhà đi bụi. Mình thích thì mình đi thôi, nghe theo tiếng gọi của trái tim mà. Mình xin nhắc lại là mình không thù hằn gì với nó hết, mình thù hăn với đám hậu bối của nó cơ “Chủ nghĩa self-help”. Và điển hình nhất là cuổn đắc nhân tâm và nghĩ giàu làm giàu.
Cuộc đời vốn vô định nay lại được các cuổn sách self-help này gói lại trong chỉ vài chục nguyên tắc!!!? Đúng nực cười. Trong nghĩ giàu làm giàu tác giả đưa ra một lý thuyết tên là tự kỉ ám thị, đại loại là tự thôi miên mình. Với niền tin là nếu bạn tin và khao khát thành công, thì bạn sẽ thành công.
Rõ ràng việc này nó quá xa rời thực tế, bởi vì vốn bản chất con người là hữu hạn. Nó bỏ đi thực tế cuộc sống, nó không quan tâm tới hoàn cảnh của xã hội. Thậm chí vô lương tâm tới mức đổ tội cho những người thất bại trong cuộc sống, mà không quan tâm tới hoàn cảnh xuất thân, địa vị xã hội, đặc tính di truyền, thiên tai, tai nạn. Đưa con người vào một lối sống ảo tưởng xa rời thực tế.
Thực sự nếu chỉ cần có niềm tin rồi mọi sự sẽ làm được. Thì ví như một người là con gái mà tin mình là con trai, thì bạn ấy có thực sự là con trai không? Hay là tomboy? Ngược lại là biến thái. Không ai công nhận họ thực sự là con trai hay con gái, mà gọi họ là người đồng tính. Và nếu như chỉ cần tin thì sự gì trên đời cũng làm được thì sao bạn tin là bạn bất từ đi? thì có khi biết đâu lại bất tử thiệt.
Cuộc đời vốn bất công. Vì nếu chỉ cần tin thôi mà mọi sự trên đời này đều thực hiện được thì bác nông dân đã trở thành billgate, còn anh công nhân thì chắc đang làm tỉ phú vũ trụ chứ chẳng phải vừa đâu. Điều thú vị nhất của cuổn nghĩ giàu làm giàu là nó chỉ có nghỉ thôi! 90% là ăn ngồi nghĩ thôi, 10% là lấy ví dụ về mấy ông cả đời chưa gặp bao giờ, kể những câu truyện mà nhân vật chính không bao giờ kể lại. Không có số liệu thống kế, không có bằng chứng rõ ràng. Và nó bắt tìm tin rắm rắp không cho mình phản biện. Xin lỗi em học khoa học, điều đó là làm trái lại quan điểm sống của tôi. OK!
Còn về cuổn đắc nhân tâm thì có thể tóm tắt thế này: 50% là nịnh bợ, 40% còn lại là nịnh bợ, chỉ còn 10% còn lại là khác biệt nhưng về cơ bản vẫn là nịnh bợ.
”vào phòng sếp thấy trên tường sếp treo kĩ vật của sếp. -ồ em không ngờ sếp cũng thích nghiên cứu cái này, em cũng mê cái này lắm, một ngày em phải ướm đi ướm lại cả trục cái mặc dù là em không dùng, em thích nhất là loại có gai, với có gân, hương hoa cức lợn nữa. Túm lại bao cao su thật là vĩ đại, thú vui của sếp thật tao nhã” Chương một : nói về cái người khác thích.
“Sếp đập bạn cái ầm. Bố anh ăn cứt à? – Dạ em thấy sếp nói có lý, đúng là bố em ăn cức thật ” Chương 2: Tránh tranh luận.
Mình không muốn tòm tắt hết cuổn sách, mình sợ bài note này lại thành một cái thùng rác. À không dấu hiệu của nên văn minh loài người
Trong đắc nhân tâm tôi chưa bao giờ thấy giá trị của con người lại đê hèn đến thế và tình bạn lại trở nên rẻ rúng như vậy! Vì với đắc nhân tâm tình bạn là công cụ, còn chính mình phải biến thành một kẻ khác, một kẻ không phải mình. Tôi không có nhiều bạn, nên Tôi không đủ can đảm biến người mà tôi gọi là bạn trở thành công cụ thành công. Và nếu như phải trở thành người khác để trở nên thành công, thì xin cho tôi là một kẻ thất bại, vì tôi là một tên cứng đầu, không thay đổi được đâu, và cũng không muốn thay đổi đâu.
Đắc nhân tâm khuyên khích con người không nên tranh luận. Mình là người không thích tranh luận cải nhau, nhưng mình biết tranh luận, phản biện, thậm chí phải chịu hỏa thiêu và bị nêm đá là cách mà khoa học được hình thành. Và chỉ điều đó thôi là nó chống lại toàn bộ nguyên tác sống của mình rồi.
“Đắc nhân tâm” và “nghỉ giàu làm giàu” tôn sùng chủ nghĩa vật chất một cách thoái quá, xem việc sở hữu tiền là thước đo của thành công. Xem việc nghỉ mà không giàu là thất bại, xem việc không thể biến “bạn” thành “bè”, là kém cỏi, xem việc bảo vệ các tôi cá nhân là trẻ trâu?!. Bỏ qua nhưng thứ như ước mơ hoài bão, vì nêu ai cũng thích làm CEO, thì ai làm bác sĩ, ai làm giáo viên, ai làm nhà bác đọc, ai làm công nhân quét rác?
Marie curie là người có lẽ có ảnh hưởng lớn nhất đời mình, làn đầu tiên biết bà là khi mình 3 tuổi, khi mà htv7 lúc 7h tối vẫn chiếu chương trình ngày xưa ngày xưa, kể về các nhà khoa học, có thể nói bà là người gieo cho mình ước mơ làm nhà khoa học. Năm lớp 6 khi mà cô hỏi ước mơ của mọi người trong lớp, mình từng tuyên bố mình sẽ làm nhà khoa học, lúc đó mình bị cười thui mặt. Lớn lên mình theo học vật lý, mặc dù mình không theo khoa học nữa. Nhưng với mình khoa vật lý, marie curie vẫn có ảnh hưởng lớn từ suy nghĩ cho tới lối sống. Người phụ nữ cả đời gắn liền với khoa học đó, người tìm ra nhưng thứ mà người thời đó gọi là chẳng để làm gì, người mà người đời vẫn bảo là dở hơi, đi xin tiền để thực hiện nhưng công việc bô bổ, và chết trong tình trạng nghèo đói. Người phụ nữ đó là thần tượng của mình từ khi mình mới biết nhận thức. Má! thằng nào dám nói marie curie của tao là kẻ thất bại chỉ vì bà ấy không giàu ngon bước ra đây coi, tao đám cho vỡ mặt.
Ý này còn có thể triển tiếp nhưng mà thôi nghĩ ở đây, không người ta lại bảo mình suy nghĩ tiêu cực, với cực đoan các kiểu. Nên thôi dừng cái chủ nghĩa self-help hoang tưởng tại đây.

Google, facebook thần thánh 2.0

Con người tạo ra các vị thần như một công cụ che lấp sự yếu kém, để rối chính các vị thần đã chỉ ra sự yếu kém của con người. Con người tạo ra tiền bạc như một phương pháp giao tiếp trao đổi, nhưng rồi để chính tiền bạc tạo nên sự ích kỉ trong chính bạn thân mỗi người. Con người tạo ra google để tiếp chận chi thức, nhưng cũng chính google đang biến chúng ta trở thành những thằng ngu. Và nực cười nhất con người tạo facebook để kết nối, sẽ chia, nhưng chính facebook đang làm chúng ta trở nên cố đơn hơn bao giờ hết. Có một giống loài nào trên khắp cỏi hành tinh này kì lạ hơn chính chúng ta không!?
Trong phúc âm có đoạn chúa jesu nói “tóc trên đâu các ngươi cha ta đã đếm hết rồi”. Còn Google đếm hết lông tay, còn facebook đếm hết lông chân.
Ngày nay máy móc còn hiểu con người còn chính bản thân mình. Quan điểm sống và làm theo trái tim đã trở nên xưa cũ hoặc có chăng, thì cũng là của những kẻ cố chấp, tâm lý học xuất hiện, kinh tế học hành vi xuất hiện, khái niệm tự do ý chí mất dấn, chủ nghĩa hiện sinh thì đã chết. Ngày nay người ta dùng những bài trắc nghiệm để tự liệt mình vào những nhóm tính cách rùi gọi nhau bằng những chữ cái khác nhau. Ngày nay người ta đưa ra khái niệm là hãy sống thật với chính bản thân mình, chứ không cần nghe théo trái tim nữa.
Ngày nay người không tự đưa ra quyết định nữa, người ta bỏ đi cái khái niệm gọi là tự do ý chí. Ngày nay mọi quyết định đều dựa trên các số liệu, ngày nay người ta hiểu rằng mình không thể là cá thể độc lập trong một xã hội quá phức tạp, ngày nay máy móc đã thay con người đưa ra quyết định. Cũng dựa trên những số liệu đó, chúng tôi (marketer) mới dám đưa ra quyết định chạy quảng cáo.
Ngày nay “cuộc sống vẫn là thứ chúng ta chọn” nhưng “thứ chúng ta đang sống chưa chắc đã là thứ chúng ta chọn” và ta hài lòng về điều đó. Google và facebook là một cái tát rõ đau vào chủ nghĩa hiện sinh, và khái niệm tự do ý chí.
hết
Thôi ngừng không viết nữa dài quá rồi! Nói nhảm mà dài vãi.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Giỏ hàng
0
Mã Khuyến Mãi
Tổng

 
>