Nguỵ Khoa Học Cách Phát Hiện Và 2 Cách Đối Phó Hiệu Quả Nhất

Tác giả chiconcota  |  Truyện Phiếm  |  0 Comments | LAST UPDATE 16/01/2023

Bạn có đang bị dắt mũi bởi tin giả tin nguỵ khoa học hay không?

Có!!!

Ngày nay, việc không bị dắt mũi bởi những tin tức nguỵ khoa học là gần như không thể.

Ngay cả bạn thân minh cũng thế thôi.

Chúng ta không thể chống lại, chỉ có thể hạn chế mà thôi.

Vì thế hôm nay, mình sẽ chỉ cho bạn cách nhận biết và phòng tránh tin nguỵ khoa học 1 cách hiệu quả nhất. Và thái độ với những tin tức nguỵ khoa học này làm sao cho hợp lý.

Một vài lưu ý trước khi bắt đầu.

Ở đây mình chỉ bàn về khoa học (Science) và nguỵ khoa học (Pseudo-Science. Những người tự nhận mình là khoa học nhưng toàn đưa tin thiếu tính kiểm chứng). Còn những thứ không nằm trong phạm trù này như: tôn giáo, truyền thuyết, sử thi, văn học, phim khoa học giả tưởng…. không liên quan nhé.

Mình khuyên bạn tìm đọc quyển sách “Thế giới bị quỷ ám” của Carl Sagan.

Đây là quyển sách cung cấp đầy đủ và chi tiết nhất cách thức phân biệt và đối phó với tin tức nguỵ khoa học.

sách thế giới bị quỷ ám

Tác giả Carl Sagan là nhà khoa học - nhà thiên văn học, vật lý học lỗi lạc và nổi tiếng thời của ông. Ông cũng là cố vấn khoa học của tổng thống mỹ.

Vì thế đấy có thể là 1 trong những tài liệu tham khảo về nguỵ khoa học uy tín nhất hiện tại ở Việt Nam.

Mọi người down sách tại đây nhé: Down sách thế giới bị quỷ ám (File epub)

Bây giờ chúng ta bắt đầu với phần đầu tiên

Nền tảng luận của khoa học và nguỵ khoa học.

Với khoa học

Nền tảng luận của nguỵ khoa học

Bản thân mình với 4 năm học trường KHTN HCM, bộ môn vật lý, chuyên nghành Vật Lý Lý Thuyết. Với kiến thức của mình mình có thể kết luận như sau:

Nền tảng luận của khoa học có 3 điểm chú ý sau đây:

Sự nghi ngờ: Khoa học được xây dựng trên sự nghi ngờ, với khoa học thì mọi thứ đều có thể sai. Người đi sau luôn cố gắng chứng minh người đi trước sai.

Ví dụ như:

  • Einstein từng chỉ ra cái sai của Newton.
  • Copernicus, Galileo Galilei chỉ ra toà thánh sai.
  • Richard feynman không tin vào lý giải của schrodinger về lượng tử.

Trong khoa học việc nghi ngờ hay cố gắng chứng minh người khác sai diễn ra hàng ngày.

Vì thế người làm khoa học không ép bạn phải tin những gì họ nói vì họ cũng có tin gì đâu mà.

Mô hình hoá dưới dạng toán học: Đây chính là điểm khác biệt chính khiến cho khoa học trở nên đặc biệt và hiệu quả.

Khoa học có 2 nhiệm vụ chính đó chính là:

  • Giải thích
  • Tiên đoán.

Giải thích rất là dễ, các nhà sử gia, các chức sách tôn giáo, thầy đồng bóng đều có thể diễn giải sự vật, sự việc theo lý thuyết của mình.

Nhưng tiên đoán chính xác thì chỉ có khoa học làm được. Muốn làm được điều đó thì các lý thuyết buộc phải mô hình hoá dưới dạng toán học.

Tính có thể kiểm nghiệm được: Nếu tôi và bạn cùng làm 1 thí nghiệm trong 1 điều kiện giống nhau thì có ra kết quả giống nhau không?

Các lý thuyết nguỵ khoa học gần như không có bất kì cách nào để kiệm nghiệm hay thí nghiệm.

Với nguỵ khoa học

Tự nhận mình là khoa học và ép bạn phải tin: Phúc cho không ai không thấy mà tin.

Lý thuyết ko kiểm định được: Đây là lý do vì sao mà chiêm tinh học, NLP, Sinh trắc vân tay, Phân tâm học. Được các nhà khoa học xếp vào giả khoa khọc hay nguỵ khoa học.

Vì nhưng lý thuyết này không kiểm chứng được.

Không có mô hình hoá: Ngay cả mô hình hoá theo dạng thống kê thực nghiệm họ cũng không làm luôn.

Vì thế chức năng tiên đoán của nguỵ khoa học rất không hiệu quả.

Nguỵ khoa học sẽ đi từ lý thuyết tới kết luận luôn bỏ qua bước mô hình hoá và kiểm nghiệm.

Quy trình để công nhận 1 lý thuyết khoa học.

Thí nghiệm khoa học. nguỵ khoa học bỏ qua bước này

1 lý thuyết được xem là khoa học không hề dễ dàng. Muốn được công nhận trong cộng đồng thì nói phải đi qua tối thiểu 3 bước sau.

Bước 1: Định tính

Đưa ra những giả định để giải thích cho 1 hiện tượng sự việc nào đó.

Bước 2: Mô hình hoá nó dưới dạng toán học. Định lượng

Tức là tạo ra công thức toán học thể hiện được sự liên quan giữa các biến số và kết quả thực nghiệm

Bước 3: thực hành thí nghiệm chứng minh công thức mới tạo ra là đúng.

Bước 4: công bố và đợi người khác bác bỏ.

Khi 1 lý thuyết được công bố thì cộng đồng khoa học sẽ nhảy vào để tìm cách chứng mình là lý thuyết đó sai thường là bằng thực nghiệm.

Hoặc là chỉ ra cách làm thí nghiệm của người đưa ra lý thuyết sai

Vượt qua bước 4 này thì lúc đó 1 lý thuyết khoa học có thể “Được xem là đúng”.

Lưu ý: có thể được xem là đúng vào thời điểm đó nhưng nó có thể là sai trong tương lại.

Bạn có biết các nhanh nhất để trở nên nổi tiếng trong công đồng khoa học không?

  •  Phát hiện lý thuyết mới - KHÔNG
  •  Bác bỏ lý thuyết cũ - Yes

Vì cách nhanh nhất để trở nên nổi tiếng trong giới khoa học là bác bỏ được cái cũ. 

Nguỵ khoa học Đi từ lý thuyết đến tới kết quả luôn.

Tại sao người ta lại tin vào nguỵ khoa học

các phương pháp nguỵ biện khoa học

Dưới đây la nhưng lý do chính vì sao nguỵ khoa học mặc dù không hiệu quả. Nhưng người ta lại tin nó trong khi những thông tin khoa học thì lại bị ghẻ lạnh.

Vì nó đơn giản

Như đã nói ở trên để 1 lý thuyết khoa học được công nhân thì phải đi qua rất 4 bước trong đó có 2 bước cực kì khắc ke

Là bước kiểm định và bước toán học hoá.

Cả 2 đều cực khó với mọi người.

Và đa phần chúng ta đều lười.

1 lý thuyết nguỵ khoa học không cần công thức toán học, cũng không cần công bố để bị phản bác.

Vô cùng đơn giản, vô cùng dễ hiểu với tất cả mọi người.

Vì hấp dẫn.

Người ngoài hành tinh, chiêm tinh học, thế giới tâm linh,đạo đức , nhân quả, tôn giáo, chống đối chính phủ, trị bệnh không cần uống thuốc…..

Đó luôn là những chủ đề mà mọi người thích nghe. Đây cũng là chủ đề mà nguỵ khoa học phát triển nhiều nhất.

Trong khi khoa học lại nghiên cứu những thứ thường được gọi là nhảm nhí:

  • Tại sao quả táo lại rơi
  • Hạt quark ???
  • Hoá trị.
  • Lý thuyết dây
  • Tích phân
  • Đạo hàm
  • Hàm xác suất….

Nghe thôi đã thấy buồn ngủ.

Nó sử dụng phương pháp nguỵ biện khoa học tinh vi.

Đây là đỉnh cao nhất của nguỵ khoa học. Cũng là lý do chính khiến người tin vào nguỵ khoa học.

Các phương pháp nguỵ biện phổ biến trong nguỵ khoa học gồm:

Suy ngược từ kết quả: Bill gate uống nươc và giàu —> muốn giàu hãy uống nước

Dùng tính thẩm quyền: Vì kinh thánh bảo con người là trung tâm --> mặt trời phải quay xung quanh trái đất

Từ lý thuyết đúng dẫn tới lý thuyết sai: Trong vaxin có thuỷ ngân(điều này đúng) —> nên vacxin độc hại

Đánh tráo khái niệm: Khái niệm lao động là vinh quang. Bán ma tuý cũng là lao động —> bán ma tuý là vinh quang.

Khẳng định thiếu bối cảnh: Đá hoa cương phát ra tia phóng xạ —> lót nền nhà bằng đá hoa cương sẽ dẫn tới bị nhiễm phóng xa

……

Và vô vàn các phương pháp nguỵ biện khác

Các ví dụ nguỵ khoa học kinh điển

Lvl1: nghe là biết xạo

Đại bàng tự nhổ lông nhổ cánh để phát triển và sống lâu hơn

Bức tranh về đàn sói di chuyển trong tuyết

Lvl2: Nghe khá thuyết phục nhưng ít kiểm chứng

Cá mập không bị ung thư: cá mập có bị ung thư nha các bác. Mấy bạn bán vi cá mập suốt ngày nói cá mập không bị ung thư điều này là phản khoa học.

Tiêm Vacxin có hại cho sức khoẻ. Việc tiêm vacxin có thực sự hại cho sức khoẻ hay không còn phụ thuộc nhiều vào số liệu mà bài báo cung cấp

Lvl3: Nghe thuyết phục và được mọi người đồng thuận

Bí mật của nước - đây là lý thuyết nguỵ khoa học. Thí nghiệm của tác giả gặp rất nhiều vấn đề và thiếu tính xác thực.

Hiệu ứng Dunning-kruger: Đây là 1 mô hình khoa học chỉnh chu nhưng mà

Bị các thầy dạy làm giàu biến tướng

Quy trình làm thí nghiệm của hiệu ứng không quan tâm tới môi trường sống của người thí nghiệm. Nên thí nghiệm thiếu tích thuyết phục

Cách phản ứng với nguỵ khoa học

Cách đúng đắn nhất - vị kỷ

Khi có 1 tin tức nào đó bạn nên đặt các câu hỏi sau đây:

  1. Có đúng không
  2. Số liệu đâu?
  3. Công thức là gì?
  4. Thí nghiệm diễn ra như thế nào?
  5. Có ai đã từng phản bác ý kiến này chưa?

Đây là 1 quy trình chuẩn khi chúng ta tiếp cận kiến thức mới.

Trong đó giải quyết câu hỏi số 2 và số 3 là khó nhất. Vì rất ít người đủ kiến thức toán học để đọc hiểu con số và đọc hiểu công thức toán học.

Nhưng

Ngay cả ở trường mình. nghành mình học thì bất kì công thức nào tụi mình được học, tụi mình đều phải chứng minh lại.

Những công thức hiển nhiên nhất như E=mc^2 hay 1+1=2. Đều phải chứng mình lại.

Không có gì trên đời tự nhiên mà đúng.

Cách vị lợi

Trong nghành vật lý thống kế có sử dụng 1 công thức toán học chưa được chứng minh.

Kết quả ra vẫn đúng.

Nên việc tin hay không 1 lý thuyết nguỵ khoa học của bạn có còn phụ thuộc vào lợi ích của bạn lúc đó.

Vấn đề ở đây đó là tỉnh thức. Tức bạn biết là bạn đang tin vào 1 lý thuyết nguỵ khoa học.

NLP, Sinh Trắc Vân Tay, Phân Tâm Học đều là nguỵ khoa học nhưng mọi người vẫn áp dụng, vẫn tin, vẫn thành công.

Nên nếu bạn là người vị lợi thì cái gì có lợi thì bạn cứ việc tin.

Loài người vẫn luôn tự lừa dối bản thân để trở nên hạnh phúc cơ mà.

Vấn đề ở đây là Bạn đừng ngây thơ tin là đúng rồi khẳng định nó là khoa học.

Vì khoa khọc được xây dựng bởi sự nghi ngờ chứ không phải niềm tin.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Giỏ hàng
0
Mã Khuyến Mãi
Tổng

 
>