Tác giả Jonah Berger đã bỏ ra 15 năm nghiên cứu chỉ để trả lời 2 câu hỏi về những Viral Content:
- Tại sao lại có những nội dung được lan truyền, có nội dung thì không?
- Điều gì tạo nên sự khác biệt của các nội dung Viral này?
Quyển sách “Hiệu ứng lan truyền” công trình nghiên cứu suốt 15 để trả lời câu hỏi trên.
Đối với mình đây là 1 trong những quyển sách Must-Read của dân Content.
Quyển sách là bản tóm tắt:
- Nguyên lý hoạt động
- Ví dụ cụ thể
- Các chỉ dẫn chi tiết để tạo ra 1 content viral.
Quyển sách đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng.
Hôm nay mình sẽ đúc kết 6 điều mình học được từ quyển sách và cách mình áp dụng nó để tạo content viral như thế nào nhé.
Tại sao phải tạo ra viral content.
Tesla công ty xe hơi lớn nhất thế giới là công ty có chi phí Quảng Cáo rất thấp thậm chí bằng 0. Tesla dành hết tiền để làm R&D.
Tạo ra nội dung để người dùng có thể chia sẻ với nhau sẽ giúp công ty bạn tăng trưởng doanh số và giảm chi phí marketing.
Thông qua đó lợi nhuận bạn kiếm được lớn hơn.
Bạn có biết thức marketing hiệu quả nhất từng tồn tại tới tận bây giờ là gì không? - Đó Word of Mouth Marketing
Word of Mouth Marketing là hình thức marketing hiệu quả nhất. Nó có thể mang lại 33% doanh số với chi phí bằng 0.
Nhưng chỉ 7% các công ty áp dụng thành công hiệu quả hình thức này. Vì họ thiếu viral content.
Ngay cả khi các họ chi rất nhiều tiền cho KOL nhưng không có content viral nên hiệu quả gần như bằng 0.
Toàn đốt tiền cho KOL/Influencer
Ngày nay, việc tạo ra được những thứ cho thể viral là quyền năng tối thượng của marketing.
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về quyền năng này nhé.
STEPPS - 6 tiêu chuẩn của viral content.
Để 1 nội dung/ý tưởng/sản phẩm trở nên viral thì phải thoả ít nhất 1 trong 6 yếu tố của Stepps framework.
Chú ý: Bạn có cả 6 thì càng tốt. Không có được 6 thì ít nhất phải có được 1.
Công nhận xã hội (Social Currency)
Việc chia sẽ thứ gì đó sẽ định hình chính người chia sẽ. Bạn thông minh bạn sẽ chia sẽ kiến thức, bạn hài hước bạn sẽ chia sẽ phim hài
Con người ai cũng muốn được người khác nhìn nhận như:
- Ngầu lòi
- Hài Hước
- Giàu có
- Thông Minh
- Tiên Phong đi đầu
Content có tính chất "Công nhận xã hội" là content giúp người chia sẻ nội dung đó trở nên trông đặc biệt và đáng chú ý.
1 vài quan sát thực tế
Iphone là 1 ví dụ hoàn hảo về sản phẩm có tính chất " bằng chứng xã hội ". Người sở hữu Iphone mặc nhiên được xã hội công nhận là: sang, xịn, mịn, đẳng cấp, phong cách...
Nên ai mà mua iphone là khoe co cả làng biết
Ví dụ thứ 2 đó chính là mỗi khi bạn đạt được 1 thành tựu nào đó thì bạn sẽ thường chia sẽ những thứ đó trên mạng xã hội.
Cách tạo ra sự công nhận xã hội
Bạn có thể áp dụng 3 cách sau đây để tạo ra sự công nhận xã hội cho content của bạn.
Tạo chứng chỉ hay bằng chứng cho người share content/sp của bạn. (Iphone là bằng chứng cho sự phong cách, tiên tiến, giàu sang)
Tạo ra điểm đáng chú ý nội tại cho content của bạn. Cách này có 3 bước:
Bước 1: Lấy 1 thứ gì đó rất bình thường
Bước 2: Thêm thứ gì đó bất thường vào content
Bước 3: Kịch tính hoá nó
Ví dụ:
Chàng trai đi xe bus (bình thường) + mặc váy (bất thường) + do thua cá độ bóng đá (kịch tính) = Viral
Xe điện Tesla có kính chống đạn (quá bình thường)
+ Elon Musk ném đá vào kính để thể hiện độ cứng của kính (hơi bất thường)
+ Kinh vỡ ngay giữa hội trường hàng ngàn người (Kịnh tính)
+ Elon Musk quê nói gì đó chữa cháy (quá bất thường)
= Viral
Cách thứ 3 tạo ra group nơi khách hàng của bạn thuộc về. Họ sẽ chia sẽ kiến thức, meme vào group để có được sự công nhận xã hội.
Ví dụ:
Notion tạo ra group notion việt nam. Ở đây mọi người chia sẽ tất cả mọi thứ về Notion từ cách dùng, đáng giá bình luận, meme. Từ khoá notion sẽ được viral trong group hết lần này tới lần khác.
Sự kích hoạt (Trigger)
Nội dung có hay được nhắc về hay không phụ thuộc rất nhiều vào nội dung đó có liên quan nhửng thứ thân thuộc hay không.
Những thứ càng quen thuộc thì càng dễ được nhắc đi nhắc lại.
Có 2 ví dụ rất hay:
Ví dụ thứ 1:
Danh số của kẹo socola mars đột nhiên tăng bất ngờsau khi NASA phóng tên lửa lên mặt trăng.
Và trong kỉ nguyên đó người ta luôn đó về khoa học viễn tưởng, đi vào không gian. nên kẹo Mars (sao hoả) được kích hoạt rất nhiều lần.
Ví dụ thứ 2:
Nghe ca khúc Friday vào mỗi Friday. Có 1 ca khúc thảm hoả tên là Friday - Rebecca Black, cứ mỗi thứ 6 hàng tuần thì lượng tìm kiếm và nghe bài hát này lại càng tăng.
Ví dụ thứ 3:
Elon Musk lên mạng chém gió người ta nhắc về Tesla, Twitter, SpaceX nhiều hơn
Áp dụng thực tế
Tới tận bây giờ sản phẩm mà mình bán được nhiều nhất là CÀ PHÊ GIẢM CÂN.
Mỗi lần khách hàng nhìn thấy cà phê thì lại nhớ tới sản phẩm của mình.
Cảm xúc (Emotion)
Nội dung có thể viral được hay không phụ thuộc vào nó có khơi gợi được cảm xúc 1 cách tự nhiên hay không?
Những content có thể khơi gọi được cảm xúc 1 cách tự nhiên sẽ được lan truyền xa hơn, so với nội dung không làm được việc đó.
Để khoi gợi được cảm xúc của khách hàng bạn có thể sử dụng bánh xe cảm xúc.
Bánh xe cảm xúc là công cụ giúp bạn:
- Tra cứu
- Nhận diện
- Có thái độ đúng với từng cảm xúc
- Dùng nó để điều khiển cảm xúc của người khác.
Ngoài việc sử dụng bánh xe cảm xúc thì trong quyển sách còn tổng hợp ra được 4 cảm xúc giúp content trở nên Viral.
4 cảm xúc đó bao gồm:
- 2 cảm xúc Tiêu cưc: Sợ hãi và Tức giận
- 2 cảm xúc tích cực: Thích thú và Bất ngờ
Bạn có thể tra cứu bánh xe cảm xúc để biết được cách tạo ra nội dung với những cảm xúc này nhé:
Ví dụ hoàn hảo cho yêu tốt này thì chắc có lẻ là Masan.
Masan thiết kế ra nỗi sợ trong mọi thông điệp truyền thông của mình. "Nước mắm không có phân ure" - "Nước tương không có 3-MCPD".
Chỉ với việc tạo ra nổi sợ cho người tiêu dùng mà Mansa trở thành công ty thức phẩm số 1 Việt Nam.
Tính công khai (Public)
Chúng ta cần thiết kế các sản phẩm, ý tưởng, content sao cho có thể hiện diện trong tâm trí. Ngay cả khi người đó đã mua hay chấp nhận ý tưởng đó.
Những ý tưởng hình ảnh càng phổ biến thì càng dễ được nhắc đi nhắc lại. Càng dễ Viral
Đó chính là lý do vì sao mà các công ty chi rất nhiều tiền vào việc thiết kế bao bì, logo.
Tặng áo mưa, tặng nón hiểm, chạy quảng cáo hiện thị.
Elon Musk thường xuyên đăng twitter gây war.
Để sản phẩm được trở nên Viral thì chúng ta phải tìm nhiều cách nhất có thể để hiện thị trước khác hàng, ngay cả với những người đã mua hàng.
Giá trị thực tế (Practical Value)
Với mình đây có lẽ là cách dễ áp dụng nhất.
Những nội dung hữu ích là nội dung có tính lan truyền rất là nhanh. Và điểm hay nhất chính là tạo nội dung hữu ích rất dễ.
Những nội dung chia sẽ kiến thức, cách làm 1 việc gì đó để giúp người khác đạt được 1 kết quả nào đó rất dễ được chia sẽ.
Việc tạo ra những nội dung có giá trị chính là xương sống của mô hình inbound marketing. Vì thế content trở nên viral hãy tạo nhưng nội dung hữu ích cho khách hàng.
Câu truyện (Stories)
“The universe is made of stories, not of atoms.”
― Muriel Rukeyser
Câu truyện có sức mạnh lan truyền nhanh hơn những nội dung phổ biến thông tin.
Trong giới marketing câu truyện gần như toàn năng
Bán muốn bán hàng? - Kể truyện
Bạn muốn truyền tải thông điệp? - kể truyện
Bạn muốn khách hàng ta yêu thương bạn? - Kể chuyện
Những câu truyện có cấu trúc tốt là những câu truyện được truyền đi xa nhất và có tính lưu giữ cao nhất thế giới.
Bạn có thể quen đi bài học ngày hôm qua, nhưng Truyện tấm cám bạn vẫn có thể nhớ từng chi tiệt một.
Muốn content có thể viral thì hãy kể 1 câu truyện.
Ví dụ kinh điển
Chuyển khởi nghiệp của bill gate, Steve Jobs luôn là những câu truyện chuyền cảm hứng và lưu giữa lâu nhất trong giới marketing.
Tesla là công ty không hề chi tiền cho quảng cáo. Có 1 CEO có những câu truyện rất hay. Thường là than nghèo kể khổ, doạ phá sản công ty, sa thải nhân viên....
Case study
Case Study gần đây nhất mà mình thấy thú vị có lẽ là cái này