Đừng Hỏi Người Khác Câu Tôi Có Nên Làm Không?

Tác giả chiconcota  |  Marketing & Sale, Phát triển cá nhân  |  0 Comments | 21/05/2021

Gần đây mình làm thêm nghề tư vấn doanh nghiệp về mảng digital marketing.

Có thể hiểu nghề của mình như sau

Mình ngồi đó để người khác tới hỏi. Mình cung cấp các kiến thức đưa 1 vài ý kiến giúp cho khách hàng của mình có đủ tư liệu để ra quyết định.

Khi mình làm nghề này mình câu hỏi mình hay được nhận được nhất là

Có nên làm việc gì đó không??

Đây là câu hỏi rất là ngu dốt.

Mình nhấn mạnh cụ từ ngu dốt và thiếu trách nhiệm của người hỏi. "Thay câu hỏi đổi cuộc đời" hôm nay anh em sẽ ngồi đây mổ sẽ câu hỏi này nó bất toàn và cùi bắp như thế nào. Và thay câu hỏi này bằng câu hỏi nào cho hợp lý? Và tại sao nó hợp lý hơn?

Khuyết điểm của câu hỏi "Tôi có nên làm không?" đặc biệt là khi đi hỏi người khác.

Đứng trên cương vị là cố vấn. Nhiệm vụ của tôi là tổng hợp kiến thức và đưa ra lời khuyên giúp công ty đi lên 1 tầm cao mới.

Nhiệm vụ của tôi không phải là ra quyết định, nhiệm vụ của tôi đưa ra những thông tin đủ chất lượng giúp ra quyết định sáng suốt hơn.

Không phải là tôi từ chối việc nhận trách nhiệm (hiện tại trong công ty tôi tự quyết hết 80% mà không cần thông qua sếp) ý tôi muốn nói ở đây là.

Việc của bạn, trách nhiệm của bạn, cuộc đời của bạn. Tại sao bạn lại để thằng khác quyết thay bạn?

Khi bạn đặt câu hỏi này bạn gán trách nhiệm cho người khác. Bạn sẽ không có bài học khi thất bại và bạn cũng không có quyền nhận lấy vinh quang khi thành công.

Thành công hay thất bại của bạn do người khác quyết định chứ không phải bạn. Nghe nó có nhu nhược không cơ chứ !!!???

Nếu bạn hỏi phải đứa ngu hơn bạn thì sao?

Tôi đã từng đi dạy về marketing, tôi phát hiện ra là thật ra thầy bà cũng cùi bắp thôi à. Ngoài ra, llàm sao các thầy lại có thể hiểu rõ về cty và khách hàng của bạn bằng bạn được?

Nên thực tế để các thầy bà quyết định thay bạn thì chỉ có tiền mất tật mang thôi. Có thể phương pháp của các thầy sẽ phù hợp với thị trường của các thầy nhưng chưa chắc phù hợp với các bạn.

Các nhà cố vấn có cái nhìn tổng quan nhưng họ không thể nào có cái nhìn chi tiết bằng bạn đâu.

Trong quyển sách thấu hiểu tiếp thị của Philip Kotler  (Làm marketing thì phải mua nhé) có nói cố vấn cty chỉ để làm kiểng nhưng bắt buộc phải tuyển 1 người.

Ok bạn đã biết tại sao ko nên đặt câu hỏi này cho người khác. Nhưng nếu bạn đặt câu hỏi này cho chính mình thì sao?

Ngay cả khi không đặt câu hỏi này cho người khác thì cũng đừng đặt câu hỏi này cho mình. Nó không giúp khai mở nhưng câu hỏi tốt hơn.

Bình thường nếu bạn không trả tiền cho tôi hoặc ko nằm trong danh sách những người mà tôi yêu quý. Tôi sẽ không bao giờ bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ để nghe bạn trình bày.

Cũng ko ngồi xuống lại vẽ cho bạn hàng chục mô hình giúp bạn đưa ra quyết định cho câu hỏi dạng như vậy đâu. Đây là câu hỏi chung chung không rõ ráng nó giúp bạn đi vào bế tắc.

Câu trả lời thường xuyên của tôi cho câu hỏi này là Làm đi!

Vì tôi tin chi phí cho việc thất bại vẫn rẻ hơn chi phí cho việc không làm. Hiển nhiên tôi hiểu câu trả lời dạng này rất thiếu trách nhiệm, nhưng rõ ràng bạn cũng hỏi 1 câu hỏi rất thiếu trách nhiệm mà đúng ko?

Thế thay câu hỏi gì để nhận được kết quả tốt hơn? Trước khi chúng ta đi tiếp hy vọng bạn có thể mua quyển sách này về đọc. Sách thay câu hỏi đổi cuộc đời. Quyển sách này không giúp bạn trả lời câu hỏi của chúng ta. Nhưng nó sẽ giúp bạn hiển được tầm quan trọng của 1 câu hỏi đúng và xác định câu hỏi đúng là như thế nào?

Thay câu hỏi: Câu hỏi về sự xứng đáng.

Câu hỏi thay thế hoàn hảo có câu hỏi có nên làm hay không? Là Việc đó có xứng đáng không? Thật ra quy trình đặt câu hỏi đúng nên là.

  1. Bước 1: Mục đích cuối cùng là gì?
  2. Bước 2: Có nhưng các nào đạt được thứ bạn muốn?
  3. Bước 3: Và cách làm đó có xứng đáng không?

ở đây chúng ta sẽ bỏ qua câu hỏi 1 và 2. Vì chúng ta đang tìm 1 câu hỏi thay thế cho câu "có nên hay không làm 1 thứ gì đó?" thì câu hỏi về sự xứng đáng là câu hỏi tuyệt vời để thay thế. Và đây là những lý do.

Muốn có được thứ gì đó bạn phải đánh đổi

Về nguyên tắc mọi phương án đều có thể làm làm được vấn đề là nó xứng đáng để làm hay không?

Câu hỏi cũ chỉ có 2 trạng thái "làm hoặc không làm" không giúp chúng ta suy xét kỉ về được mất khi làm 1 cái gì đó.

Không có thứ gì trên đời là miễn phí! Bạn muốn có thứ này bạn buộc phải từ bỏ thứ kia. Khi đặt câu hỏi về sự cách làm đó có đáng hay không? thì bạn cũng sẽ tư duy tới việc là khi làm cách làm đó bạn sẽ mất cái gì.

Vì thế bạn hãy kẻ 1 cái bảng


Phương Pháp A nếu làm và thành công

Phương pháp A nếu thất bại

Được

Được a

Được b

Được c

Được a

Được b

Được c

Mất

Mất A

Mất B

Mất C

Mất A

Mất B

Mất C

Sau đó trả lời 4 câu hỏi sau:

  • Nếu như làm và thất bại thì những thứ bạn mất nó có đáng sợ so với bài học thu được?
  • Bài học thu được khi thất bại có giá trị như thế nào?
  • Và nếu thành công thì thành công đó có xứng đáng với nhưng gì bỏ ra hay không?
  • Nếu như những thứ phải đánh đổi quá lớn thì có nên làm không?

Sau khi trả lời hết 4 câu hỏi này rồi thì lúc này câu hỏi có nên làm hay không mới xuất hiện.

Đây là quy trình đưa ra quyết định. Thường thì mọi người gặp mình và hỏi luôn câu có nên hay không làm 1 thứ gì đó?

Thứ nhất: Mình không suy xét kĩ làm sao mình đủ cơ sở để đưa ra quyết định giúp bạn được.

Thứ 2: Mình không phải là người trực tiếp bị mất mát khi đưa ra quyết định sai. nên khi mình quyết giúp bạn mình sẽ rất thiếu trách nhiệm về lời khuyên của mình.

Sẽ có có phương án khác xứng đáng hơn.

Có những phương án tốt hơn

Khi bạn đặt câu hỏi có nên làm hay không thì bạn tập trung quá nhiều vào phương án mà bạn đang nghĩ.

Nhưng khi bạn đặt câu hỏi về có xứng đang hay không thì bạn lại tập trung vào nguyên tắc lưa chọn phương án.

Lúc này sẽ luôn luôn có 1 phương án giúp bạn có được nhiều hơn và mất ít hơn ngay cả khi bạn thất bại.

Khi tập trung vào nguyên tắc xứng đáng bạn có thể đưa lên bàn cân nhiều phương án hơn.

Khi tập trung vào sự xứng đáng của phương án mà bạn đang suy xét. Bạn cũng sẽ có cài nhìn tổng quan hơn về sự được mất khi đưa ra quyết định.

Khi bạn ra quyết định có 1 cái nhìn tổng quan rõ ràng hơn bạn sẽ ít lựa chọn nhưng phương án mà bạn không có khả năng làm.

Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm cho kết quả

Nếu với câu hỏi nên hay không nên? Bạn đưa quyền quyết định cho người khác vì câu hỏi này là câu hỏi ra quyết định. Câu hỏi có xứng đáng không? Lại là câu hỏi dạng thông tin.

Lúc này bạn phải thu thập thông tin về những cái được và mất khi quyết định 1 phương án nào đó. Khi đã đầy đủ thông tin rồi mà vẫn ra quyết định sai thì là do bạn, khi quyết định đúng cũng là do bạn.

Khi này bạn làm chủ cuộc đời của mình.

Chị trách nhiệm cho quyết định

Điều thú vị của việc đặt câu hỏi về sự đánh đổi là bạn sẽ đưa hoàn cảnh của bản thân vào phương án cụ thể. Thông quá trả lời câu trả lời xứng đáng hay không?

Bạn sẽ đưa vấn đề vào trong đúng bối cảnh của chính mình. Thì lúc đó nên hay không nên là phù hợp với bạn nhất.

Khi bạn hỏi "nên hay không nên" với 1 bậc guru nào đó. Thì câu hỏi đó phù hợp với bậc guru nào đó, vì bậc guru đó dùng trải nghiệm và nguồn lực cá nhân của họ để giải quyết vấn đề của bạn ???!!! Họ dùng trải nghiệp và nguồn lực cá nhân để đưa ra lời khuyên không phù hợp với bối cảnh và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bởi vì đúng với Guru thì chưa chắc đúng với bạn.

Áp dụng vào thực tế

Mình sẽ lấy 2 ví dụ của bạn thân mình khi mình đưa ra lựa chọn dựa trên câu hỏi là có xứng đáng hay ko trong hoạt động kinh doanh của mình.

Ví dụ 1: Cách chọn sản phẩm

Hiện tại với lựa chọn sản phẩn để kinh doanh mình để lựa chọn được sản phẩm có thể kinh doanh thành công mình bắt đầu tạo 1 bộ tiêu chí. Cơ bản sau đây mình có bán nổi nó hay không? Các bước mình chọn sản phẩm của mình diễn ra như sau:

Bạn có thể xem video này để biết thông tin chi tiết

Ví dụ thứ 2: là cách mình chọn tool để làm email marketing.

Đầu tiên mô hình marketing mình đang triển khai cho thương hiệu lytatthanh.com là mô hình inbound marketing.

Trong mô hình này có 1 thành phần cốt lỗi đó là hệ thống giao tiếp với khách hàng. Cụ thể ở đây là email marketing.

Nên sống hay chết thì mình cũng phải làm chủ được công nghệ email marketing.

Vì thế mình phải lựa chọn cho mình được 1 tool nào đó phù hợp với mình nhất. Mình không chọn cái nhiều người dùng nhất (vì nó đắt lắm), hoặc cái xịn nhất (vì nó khó xài). cái rẻ nhất (vì nó cùi bắp). Cùng không dùng cái idol mình sài (không tương thích với thị trường việt nam).

Dưới đây là các bước mình dưa ra lựa chọn 1 tool để làm marketing marketing

Bước 1

Xác định số tiền mình có thể bỏ free. Dựa trên sự keo kiệt của mình thì mình list ra được các tool sau đây. Chúng đều có option free cả:

  • Mailchimp
  • Mautic
  • MailerLite
  • ConvertKit
  • Mailpoet

Step 2

Xác định có thứ mình cần? Mình cần gửi được hàng loạt, có tự động gửi, Phân loại khách hàng, lên lịch gửi mail. mình list được các tool sau:

  • Mautic
  • ConvertKit
  • Mailpoet

Step 3

Test tool phù hợp nhất: phù hợp với Việt Nam, Phù hợp với nền tảng

  • Hiện tại mình dùng Mailpoet <500 người dùng
  • Trong tương lai mình sẽ dùng FluentCRM khi đạt > 500 người dùng

Khuyết điểm đưa ra quyết định dựa trên câu hỏi xứng đáng.

Nói đi cũng phải nói lại không phải phương pháp ra quyết định này là toàn diện. Có được thì cũng phải có mất đây nguyên lý của vụ trụ. Chúng ta đã nói về thứ mình sẽ được khi thay câu hỏi này rồi. Công bằng thì chúng ta sẽ nói về những thứ bạn sẽ mất khi thực hiện phương pháp luận này.

Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để đi tìm kiếm đầy đủ tư liệu trước khi được ra quyết định. Với câu hỏi nên hay không nên bạn chỉ có câu trả lời làm hoặc không. Thì với câu hỏi xứng đáng hay không, thì bạn phải tìm hiểu được và mất rất nhiều trước khi ra quyết định. Vì thế bạn sẽ mất nhiều thời gian để suy nghĩ

just do it

Quyết định tốt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức nền và khả năng nghiên cứu của bạn. Với câu hỏi về nên hay không nên khi bạn hỏi người khác, Nếu họ là người có kiến thức và quan tâm tới bạn, họ sẽ đưa cho bạn lời khuyên tốt hơn bạn.

Không phải vô duyên các công ty mướn cố vấn đâu. Các chuyên gia là luôn cần thiết, để họ cung cấp thông tin tốt nhất cho doanh nghiệp

Tips nhỏ: thay vì hỏi chuyên gia là có nên hay không thì hay hỏi họ là nêu làm thì có xứng đáng để bạn làm hay không? thì bạn sẽ có nhiều thông tin hơn khi ra quyết định cho chính mình.

Khuyết điểm lớn nhất là bạn sẽ không làm gì hết. Và đây là điều đáng sợ nhất. Cuộc đời mà những thứ ngon-bổ-rẻ thường thì cực hiếm, khi bạn trả lời câu hỏi có xứng đáng không thì là bạn cũng đang đi tìm những thứ ngon bổ rẻ.

Mức độ đánh đổi của bạn càng thấp thì bạn càng khó tính khi đưa ra lựa chọn. Đó chính là lý do vì sao mà mình kinh doanh 3 năm rồi mà số lượng sản phẩm mình triển khai chưa tới 5 sản phẩm.

Lý do chính là do mình không chấp nhận đáng đổi để kinh doanh 1 sản phẩm mới.

Quyết định là của bạn.

Hôm nay chung ta bàn về việc thay đổi cách đặt câu hỏi trong cuộc đời. Mình sẽ không khuyên bạn là nên hay không nên sử dụng câu hỏi hỏi về sự xứng đáng thay cho cách đặt câu hỏi cũ.

Hôm nay mình đã chỉ cho bạn thấy

Mình đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin nhất để bạn có thể đưa ra quyết định chính xác hơn về phương pháp luận nào mà bạn nên theo. Phần còn lại quyết định là của bạn bạn vẫn thích cách đặt câu hỏi chứ?

Mình là người thích kiểm soát và rất chậm chạp mình thích câu hỏi về sự xứng đáng. Còn bạn thì sao??

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>