Thuế 90% tận cùng sự vô liêm sĩ đến từ trump

Tác giả chiconcota  |  Truyện Phiếm  |  0 Comments | LAST UPDATE 24/04/2025

Mấy ngày trước, tôi có "vinh dự" được tham gia màn "đấu khẩu" trên mạng với một nhóm người có vẻ rất "am hiểu" về kinh tế. Luận điểm "trời giáng" của họ,  là Việt Nam đang "ăn trên đầu trên cổ" Mỹ tới 90%, nên việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng Việt là "hoàn toàn hợp lý".

@bachhnt Mỹ áp thuế Việt Nam 46% sẽ ảnh hưởng gì?? #bachhuynh #learnontiktok ♬ nhạc nền - Bách Huỳnh

Tôi, với chút kiến thức "mọn" của mình, đã cố gắng phản biện rằng Việt Nam không hề "ăn" ai cả, mà bản chất vấn đề nằm ở chỗ hàng hóa Mỹ có giá "trên trời", không phù hợp với túi tiền và nhu cầu thực tế của người Việt Nam.

Thế là, tôi bất ngờ bị "đám cuồng Mỹ" lao vào "cắn xé" tôi không thương tiếc, đến tận hôm nay vẫn chưa chịu "nhả". Mệt mỏi với việc "tay đôi" từng người một (mà lập luận của ai cũng "lõng lẽo" như bún thiu), tôi quyết định làm video này để "phản pháo" một thể.

Luận điểm thứ nhất: Việt Nam không hề đánh thuế Mỹ 90% - như lời "điêu toa" của ông Donald Trump

Theo Báo cáo về Rào cản Thương mại nước ngoài năm 2024 của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) - nguồn tài liệu "chính thống" từ chính phía Mỹ, chứ không phải tin đồn "vỉa hè" - mức thuế MFN (tối huệ quốc) trung bình của Việt Nam chỉ là 9,4%. Đối với hàng nông nghiệp là 17,1%, và phi nông nghiệp là 8,1%.

Việt Nam là thành viên của WTO từ năm 2007 và đã cam kết rõ ràng về biểu thuế. Tìm đâu ra cái dòng thuế nào chạm tới ngưỡng "huyền thoại" 90% mà ông Trump "khua môi múa mép"?

À, hóa ra con số 90% mà ông Trump "sáng tạo" ra đến từ thặng dư thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Cụ thể, năm 2024, Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam 123,5 tỷ USD, trong khi Việt Nam chỉ nhập khẩu từ Mỹ 13,1 tỷ USD. Ông Trump lấy con số này và "phép tính thần thánh" thì ra dc 90%.

Nhưng vấn đề ở đây là, chúng ta không hề "cố tình" tạo ra cái thặng dư này để "chơi khăm" nước Mỹ vĩ đại. Lượng thặng dư thương mại này xuất hiện một cách "tự nhiên như hơi thở" và hoàn toàn phù hợp với bản chất nền kinh tế của hai quốc gia. Đừng thấy người ta "xuất siêu" mà vội quy chụp tội "ăn cướp".

Luận điểm thứ hai: Ai đang "ngồi trên đầu" ai?

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam bắt nguồn sâu xa từ sự khác biệt "một trời một vực" về cơ cấu kinh tế và lợi thế so sánh của hai quốc gia.

Mỹ là một nền kinh tế phát triển "đỉnh cao", tập trung chủ yếu vào tiêu dùng và dịch vụ. Nhắc lại: tiêu dùng và dịch vụ. Họ sản xuất ra tiền và tiêu tiền là chính!

Ngược lại, Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, với ngành sản xuất định hướng xuất khẩu là "cần câu cơm" chính.

Về lợi thế so sánh, Việt Nam có lợi thế "không thể chối cãi" trong sản xuất các mặt hàng thâm dụng lao động (nói thẳng ra là tận dụng nguồn nhân công giá rẻ "bèo bọt") như điện tử, quần áo, đồ nội thất. Điều này giúp chúng ta sản xuất với chi phí "cạnh tranh" cho thị trường mỹ .

Trong khi đó, Mỹ có lợi thế trong các hàng hóa và dịch vụ giá trị cao hơn. Nhưng xin lỗi, với mức thu nhập trung bình của người Việt, nhu cầu về những mặt hàng "xa xỉ" này... thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa "giá rẻ, số lượng lớn" sản xuất tại Việt Nam.

Trước khi đi sâu hơn, hãy nhìn vào bảng này:

Hình đầu tiên là các sản phẩm Việt Nam xuất sang Mỹ nhiều nhất.

Hình thứ hai là các sản phẩm Mỹ xuất sang Việt Nam - những thứ mà Mỹ "nghĩ" Việt Nam đang "ngồi trên đầu" họ vì không chịu mua nhiều hơn.

Nhìn hai hình này, bạn sẽ thấy "rõ như ban ngày": Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu là hàng tiêu dùng thiết yếu (quần áo, giày dép, đồ gỗ, điện tử lắp ráp...). Còn Mỹ xuất sang Việt Nam cái gì đây?

Ngoài đùi gà đông lạnh "bình dân" ra, bạn nghĩ thử xem người dân Việt Nam với thu nhập trung bình 7,7 triệu/tháng (năm 2024) có "tha thiết" gì với đống còn lại trong danh sách này không?

Với thu nhập 7,7 triệu một tháng, bạn có "mặn mà" lắm với việc ăn cherry, nho khô hay mua hẳn một chiếc Ford Everest về để... đi thăm ruộng không? Hay bạn sẽ ưu tiên mua gạo, mua thịt, đóng tiền học cho con? Câu trả lời quá rõ ràng rồi đấy.

Mỹ không mạnh về sản xuất công nghiệp "chân tay", Việt Nam thì ngược lại. Việc mất cân bằng trong thặng dư thương mại giữa Mỹ và Việt Nam là chuyện "thường tình ở huyện", hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của nền kinh tế hai nước. Đừng "ngây thơ" nghĩ rằng cứ sản xuất ra là có người mua, nhất là khi giá "cắt cổ".

Thế Mỹ có chịu thiệt trong mối quan hệ với Việt Nam không?

Câu trả lời là KHÔNG, tuyệt đối không! Thậm chí, Mỹ còn đang "ngồi trên đầu" chúng ta mà nhiều người vẫn "ngơ ngác" không hề hay biết.

Việc ông Trump "lớn tiếng" bảo Việt Nam đánh thuế 90% lên hàng hóa Mỹ chẳng khác nào hành động "vừa ăn cướp vừa la làng", hay nói giảm nói tránh là "hung thủ đóng vai nạn nhân" một cách "trơ trẽn".

GDP của Mỹ năm 2024 là 28,78 nghìn tỷ USD, chiếm 26,3% tổng GDP toàn cầu. Nếu "chịu thiệt" đến mức đó, tại sao Mỹ vẫn giàu "nứt đố đổ vách" như vậy? Chắc chắn phải có lý do khác.

Luận điểm thứ ba: Những sự thật "đắng lòng" mà ông Trump "quên" không nói

Trong luận điểm này có 3 ý nhỏ, trong đó ý đầu tiên khá đơn giản, mọi người có thể tự lên mạng tìm hiểu. Tôi không muốn "đào sâu" vì ai cũng biết rồi.

Ý thứ nhất: Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có khả năng "xuất khẩu lạm phát". Đồng đô la Mỹ không chỉ là tiền, nó còn là một loại "hàng hóa đặc biệt". Mỹ có khả năng in thêm tiền "vô tội vạ" để tiêu xài mà không phải chịu lạm phát "chết người" như các quốc gia khác.

Sức mạnh "phi thường" này có được một phần nhờ việc Mỹ thâm hụt thương mại với toàn thế giới. Điều này giúp đồng đô la luôn "vững như kiềng ba chân".

Và sự "bất công" này không chỉ áp dụng với Việt Nam, mà là với "cả thế giới". Hãy tìm hiểu thêm khái niệm "xuất khẩu lạm phát" để thấy Mỹ "bá đạo" cỡ nào.

Ý thứ hai: Mỹ giàu không phải nhờ "còng lưng" sản xuất hàng hóa. Mỹ là cường quốc công nghệ và làm dịch vụ.

Nhìn vào bức hình này - danh sách các công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới năm 2024 theo Statista (tạm bỏ qua anh bạn dầu mỏ Ả Rập nhé):

  • Microsoft (Mỹ)

  • Apple (Mỹ)

  • NVIDIA (Mỹ)

  • Alphabet (Mỹ)

  • Amazon (Mỹ)

  • Saudi Arabian Oil Company (Saudi Aramco, Ả Rập Xê Út)

  • Meta Platforms (Mỹ)

Bạn thấy gì? 5 trong số các công ty lớn nhất thế giới đều là của Mỹ, và chúng là các công ty công nghệ, dịch vụ, thương mại. Lưu ý: NVIDIA chỉ thiết kế chip, không trực tiếp sản xuất. Điện thoại Apple thì... sản xuất ở Trung Quốc và các nước khác, trong đó có Việt Nam!

Điều này nói lên điều gì? Thứ khiến Mỹ mạnh mẽ, giàu có và thịnh vượng nhất đến từ công nghệ và dịch vụ, chứ không phải từ việc "đổ mồ hôi" xuất khẩu hàng hóa "cục mịch".

Người Việt Nam trả tiền "đều đặn" cho các sản phẩm công nghệ Mỹ, trả tiền cho Google, Facebook, Microsoft, Appstore, NVIDIA... Nhưng số tiền "khổng lồ" này lại không được tính vào thặng dư thương mại???

Nói cho bạn biết một "sự thật phũ phàng": đến năm 2025 Google mới chính thức mở công ty ở Việt Nam. Tức là suốt hàng chục năm qua, các công ty công nghệ đa quốc gia này đã "rút ruột" của Việt Nam hàng trăm tỷ đô la một cách "danh chính ngôn thuận" mà chúng ta "ngậm ngùi" không làm được gì nhiều.

Điều này thì Donald Trump "khéo léo" quên không nhắc tới.

Ý thứ ba: Ngay cả khi chúng ta sản xuất được hàng xuất khẩu sang Mỹ, chúng ta cũng chỉ đang "ăn cơm thừa canh cặn" của họ mà thôi. Và điều này thì ông Trump cũng "lờ đi" một cách "tinh tế".

Nike là một công ty của Mỹ, sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Câu hỏi "đắt giá" ở đây là: nếu một đôi giày Nike được bán ra với giá 500$, thì Mỹ "ăn" được bao nhiêu và Việt Nam "ăn" được bao nhiêu?

Không cần nói thêm chắc mọi người cũng "biết" ý tôi muốn nói.

Đôi giày giá 500$, Việt Nam may ra "kiếm" được 20$ tiền công và phải "hứng trọn" ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất gây ra. Còn Mỹ? Họ "ăn" hết phần còn lại. Họ "bóc lột" chúng ta tới "tận xương tủy", nhưng vẫn "mở miệng" bảo chúng ta "chơi xấu" áp thuế họ 90%????!!! Đúng là "đạo đức giả" đến mức khó tin.

Các bạn sang nước chúng tôi đầu tư, tạo công ăn việc làm, chúng tôi rất "biết ơn" vì điều đó. Nhưng thực tế, mối quan hệ này không hề "win-win" (đôi bên cùng thắng) như vẻ bề ngoài, bạn ạ. Trong mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ, chỉ có một bên "win" và một bên "có vẻ win" mà thôi.

Tóm lại, việc nói Việt Nam "ăn trên đầu trên cổ" Mỹ chỉ cho thấy bạn "chẳng hiểu gì" về kinh tế quốc tế.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang "ăn trên đầu trên cổ" Việt Nam theo những cách khác nhau. Nhưng ít nhất, Trung Quốc họ "ăn" một cách "thầm lặng", còn Mỹ thì vừa "ăn" vừa "la làng" ầm ĩ.

Mình là Lý Tất Thành

Digital marketer

Thích Dota, thích vật lý, thích marketing, thích đọc sách

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
Giỏ hàng
0
Mã Khuyến Mãi
Tổng

 
>